Áp lực từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 48 - 52)

27 CCN Cầu Đất, xã Phượng Sơn 49,56 31,05 17,99 57,

3.2.2.Áp lực từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

a. Trông trọt

Bắc Giang là tỉnh có các nhóm cây trồng trọt đa dạng, bao gồm nhóm cây có hạt, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và rau sạch. Trong đó lúa nước là cây trồng có hệ số hồi quy nước cao nhất. Do vậy, lưu lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện được ước tính thông qua tổng diện tích canh tác lúa nước và được trình bày dưới biểu đồ hình 3.7. Lúa được tập trung phát triển ở các huyện Hiệp Hòa, Lạng Giang , Tân Yên và Yên Thế với diện tích gieo trồng hàng năm lớn nhất (19.326, 14.757, 13.333, 12.006 ha), tương ứng với lưu lượng nước hồi quy nông nghiệp ước tính lần lượt là 44.063; 33.646; 30.399; 27.374 m3/ngày. Các huyện còn lại ít tập trung vào sản xuất lúa nước hơn với lưu lượng nước hồi quy dưới 20 nghìn m3/ngày, thấp nhất là tại các huyện Việt Yên (2.622 m3/ngày) và Lục Nam (2.280 m3/ngày).

tỉnh Bắc Giang

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, để đảm bảo điều kiện canh tác hàng năm người dân đã phải sử dụng một số lượng phân bón các loại (như phân chuồng, phân đạm, lân, kali…).Theo ước tính của tổ chức lương thực thế giới FAO về sử dụng phân bón, huyện có diện tích 11.604 ha đất sản xuất nông nghiệp với mức bón 0,12 -0,15 kg/m2 (gieo trồng 2 vụ) đã sử dụng khoảng 13.000 - 17.000 tấn phân các loại trong đó chủ yếu phân hóa học. Chính vì vậy nước thải từ hoạt động trồng trọt cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối với các địa phương có thế mạnh về lĩnh vực này. Nước thải đem theo dư lượng phần bón và thuốc bảo vệ thực vật vào nguồn nước tiếp nhận. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải trồng trọt được thể hiện dưới hình 3.8.Tải lượng chất hữu cơ trong nước thải trồng trọt tại các huyện có diện tích canh tác lớn như Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên và Yên Thế ước tính khoảng 95- 153 tấn COD.ngày, trong đó lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD5) chiếm 50-80 tấn/ngày. Nước thải nông nghiệp cũng là một trong những nguồn giải phóng một lượng lớn N và P vào trong các thủy vực (chủ yếu do sự rửa trôi của phân bón hóa học), có thể lên tới 1,4-2,3 tấn N và 0,24-0,38 tấn P/ngày đối với các huyện canh tác lớn.

Hình 3.7: Tải lượng các chất ô nhiễm nước nông nghiệp tỉnh Bắc Giang

b. Chăn nuôi

Chăn nuôi phát triển ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, với số lượng trâu bò từ 5.628-39.550 con, lợn từ 53.181-210.177 con, gia cầm các loại từ 228.800-4.832.000 con. Trong đó các huyện có thế mạnh trong chăn nuôi bao gồm Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Thế. Tổng lưu lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các huyện được ước tính trong Hình 3.9. Lưu lượng nước thải chăn nuôi lớn nhất tại huyện Tân Yên (> 3,6 triệu m3/năm), Lạng Giang (> 3,2 triệu m3/năm) và Hiệp Hòa (>2,6 triệu m3/năm). Thành phố Bắc Giang, Sơn Động và Yên Dũng có lưu lượng nước thải chăn nuôi thấp nhất, dưới 1,5 triệu m3/năm.

Hình 3.8: Lưu lượng nước thải chăn nuôi tỉnh Bắc Giang

Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi được thể hiện trong Hình 3.10. Các huyện tập trung chăn nuôi lớn như Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang có tải lượng chất hữu cơ (COD) hằng năm dao động trong khoảng 15,3-16,6 nghìn tấn/năm, tải lượng chất rắn lơ lửng (TSS) dao động trong khoảng 42,4-63,7 triệu tấn/năm. Do đặc thù chăn nuôi khác nhau nên tải lượng chất ô nhiễm không có quan hệ tỷ lệ thuận với lưu lượng nước thải.

Huyện Yên Thế nằm trong nhóm có lưu lượng nước thải trung bình tuy nhiên do tập trung chăn nuôi trâu bò nên tải lượng N và P phát thải ở mức cao.

Hình 3.9: Tải lượng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tỉnh Bắc Giang

Bên cạnh tổng lượng chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động chăn nuôi, hình thức chăn nuôi và cách thức quản lý chất thải cũng là một trong những yếu tố quyết định tới áp lực từ hoạt động chăn nuôi đến môi trường.

Bảng 3.8. Thể hiện các hình thức quản lý môi trường trong chăn nuôi tại các huyện

Tên Huyện

Đã xây dựng công trình XLMT Thủ tục môi trường Có thực hiện

(%)

Không thực hiện (%)

Có thực hiện (%) Không thực hiện (%) Bắc Giang 94,68 5,32 0,00 100,00 Hiệp Hoà 45,4 54,6 10,00 90,00 Lạng Giang 100 0 10,38 89,62 Lục Nam 26 74 6,25 93,75 Lục Ngạn 10 90 45,45 54,55 Sơn Động 7,69 92,31 23,08 76,92 Tân Yên 80 20 25,10 74,90 Việt Yên 100 0 68,75 31,25 Yên Dũng 100 0 43,59 56,41 Yên Thế 64,3 35,7 0,00 100,00 Trung bình 62,8 37,2 23,06 76,94

toàn tỉnh

(Nguồn: Báo cáo xác định các khu vực ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm2015)

Hai hình thức quản lí chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là xây dựng hệ thống XLNT và thực hiện các thủ tục môi trường.Tuy vậy, mức độ thực hiện các biện pháp quản lí tại các huyện trên địa bàn tỉnh không đồng đều.Công tác quản lí chất thải chăn nuôi tại TP Bắc Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Tân Yên tương đối tốt. Trong khi đó tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam mặc dù lưu lượng nước thải từ chăn nuôi tương đối cao nhưng tỉ lệ các trang trại chăn nuôi có hệ thống XLNT là rất thấp (tỉ lệ lần lượt: 10%; 7,69%; 26%), chính vì vậy nước thải chăn nuôi là một trong những áp lực chính của các khu vực này . Có thể thấy mặc dù Việt Yên có lưu lượng nước thải từ ngành chăn nuôi khá lớn song huyện lai có công tác quản lí chất thải tương đối tốt, chính vì vậy mà áp lực từ nước thải chăn nuôi tại địa phương được giảm nhẹ.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 48 - 52)