Quỳnh Lu khôi phục và phát triển kinh tế xã hội sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

Một phần của tài liệu Quỳnh lưu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ 1965 1973 (Trang 40 - 43)

chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

Trớc sự thất bại nặng nề ở hai miền Nam - Bắc, ngày 1/11/1968, đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc vô điều kiện. Từ đây

miền Bắc tạm thời hoà bình, miền Nam tiếp tục chiến đấu đánh bại âm mu chiến lợc "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ. Vừa ra khỏi cuộc chiến tranh ác liệt, gian khổ nhân dân miền Bắc nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội .

Cùng với miền Bắc, nhân dân Quỳnh Lu hân hoan trớc những thắng lợi to lớn của đất nớc, kịp thời chuyển mọi sinh hoạt sản xuất và đời sống vào một nhịp điệu mới trong điều kiện có hoà bình. Để đảm bảo công tác tổ chức, lãnh đạo nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế trong tình hình mới, tháng 4/1966, Đảng bộ Quỳnh Lu tiến hành đại hội lần thứ XI, nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm qua và đa ra mục tiêu mới đó là: cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, tiếp tục phấn đấu đạt 3 mục tiêu trong nông nghiệp: Năng suất lúa 5 tấn/ha cả năm, một lao động làm 1 ha gieo trồng, nuôi 2 con lợn/1 ha gioe trồng, đã đợc đa số bà con xã viên trong các hợp tác xã tham gia thực hiện .

Nhằm nhanh chóng dành thắng lợi trong việc thực hiện các mục tiêu trên, tạo nguồn lơng thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của nhân dân trong huyện, đồng thời làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nớc. Quỳnh Lu chủ trơng đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp trên cả 3 phơng diện: mở rộng diện tích gieo trồng, tăng năng suất và sản lợng lơng thực. Thực hiện chủ trơng của huyện khắp nơi dấy lên phong trào khai hoang phục hoá, giải phóng đồng ruộng, san lấp hố bom, tháo gỡ bom mìn trên đồng ruộng nhằm mở rộng diện tích canh tác. Phong trào đã thu hút hơn 1.000 dân quân đi khai phá vùng đất phía Tây của huyện, hàng ngàn dân quân ở các xã dọc tuyến đờng quốc lộ 1A, tuyến đờng sắt, với hàng vạn ngày công đóng góp đã san lấp đợc 868 hố bom tăng thêm 39.676 ha diện tích đất canh tác, phục hoá 1.594 ha [28 , 4]. Nhiều vùng đất trong huyện trớc đây bỏ hoang bây giờ đợc đa vào sử dụng .

Công tác làm thuỷ lợi đảm bảo nguồn nớc tới tiêu cho đồng ruộng cũng đ- ợc sự quan tâm của Đảng bộ huyện. Trong thời gian từ (1969 - 1971), Quỳnh Lu đã tổ chức các chiến dịch thuỷ lợi với quy mô trên toàn huyện đã thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, tổng cộng có tới 1.985.700 ngày công đóng góp. Hầu hết các xã trong huyện đều xây dựng đập chứa nớc và hệ thống kênh mơng dẫn nớc cho đồng ruộng, đặc biệt tại 3 xã vùng bán sơn địa : Quỳnh

Châu - Quỳnh Tam và Tân Sơn, năm 1970 đã xây dựng đợc hệ thống kênh dẫn n- ớc từ đập 32 ở Tân Sơn đảm bảo cho việc gieo trồng 2 vụ lúa/1 năm. Chiến dịch thuỷ lợi ở Cồn Tiên chỉ với 1.000 lao động trong thời gian 1 tháng đã đào đắp đợc 39.000 m3 đất . Ngoài ra huyện còn huy động 1.276 ngời tham gia tu sữa và đào mới các hồ chứa nớc ở Quỳnh Thắng, Quỳnh Xuân [28 , 5]. Nhiều xã trong huyện đã xây dựng đợc hệ thống kênh mơng để dẫn nớc tới cho các cánh đồng cao, cứu hạn cho hàng trăm ha hoa màu, các loại máy bơm nớc đợc đa vào sử dụng phổ biến ở nhiều xã, đồng thời nâng cao kỷ thuật canh tác từ khâu làm đất, chọn giống đến chăm bón đúng thời hạn. Huyện đã tổ chức các lớp học bồi dỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý và hớng dẫn kỷ thuật sản xuất cho cán bộ hợp tác xã, để rồi họ trực tiếp chỉ đạo bà con xã viên của xã mình trong việc sản xuất nông nghiệp, đa lại hệu quả cao. Thời kỳ này các cơ sở sản xuất dụng cụ lao động nh Hồng Lực (Quỳnh Mỹ) và một số cơ sở khác ở Quỳnh Châu, Quỳnh Thiện, Hoàng Mai đi vào hoạt động mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu trong sản xuất. Việc đa vào sử dụng các loại công cụ mới nh : cào sục cỏ Triều Tiên, cào 64A, cày 51... đã góp phần tiết kiệm thời gian và sức lực cho nhân dân trong quá trình lao động sản xuất.

Nhờ vậy trong thời kỳ từ 1969 - 1971, năng suất và sản lợng lúa không ngừng tăng lên, sản lợng lơng thực bình quân hàng năm đạt 40 nghìn tấn. Số hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn/ha ngày càng nhiều, tính đến thời điểm 1971 có 13 hợp tác xã, trong đó có 4 hợp tác xã đạt 6 tấn/ha, riêng hợp tác xã Hồng Long (Quỳnh Hồng) ngọn cờ đầu thâm canh đạt 8 tấn/ha đợc nhà nớc tặng th- ởng huân chơng lao động [2 , 239] . Trong huyện đã xuất hiện nhiều hợp tác xã đạt 3 mục tiêu trong nông nghiệp điển hình: Thợng Yên (Quỳnh Yên), Phú Thành(Quỳnh Hậu), Quỳnh Bá. Cùng với trồng trọt ngành chăn nuôi của huyện có bớc tiến đáng kể. Năm 1970 tổng đàn trâu của huyện là 40.613 con, đàn bò 17.600 con và hàng ngàn gia cầm các loại [28 , 13] đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong huyện.

Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp tạo điều kiện thúc đẩy các ngành nghề khác nh : đánh bắt thuỷ sản, đan lát, gốm, cơ khí, nghề nón, nghề mộc phát triển. Nhờ đó Quỳnh Lu ngoài việc đảm bảo nguồn lơng thực, thực phẩm phục vụ nhân dân trong huyện còn làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nớc. Năm 1970, huyện Quỳnh Lu đóng góp 419 tấn thực phẩm và 4.447 tấn thóc cho nhà nớc [2 , 236] .

Kinh tế phát triển tạo nên sự ổn định và phát triển về an ninh chính trị, giáo dục, y tế, văn hoá xã hội. Trong công tác hoạt động văn hoá - xã hội, thực hiện phơng hớng chủ đạo chú trọng công tác giáo dục nâng cao trình độ dân trí. Ngành giáo dục ở huyện Quỳnh Lu thời kỳ này có bớc khởi sắc, không ngừng phát triển cả về số lợng và chất lợng. Năm 1970 - 1971 toàn huyện có 38.200 học sinh 3 cấp: I, II, III và gần 10 nghìn cháu mẫu giáo lớn, bé, số học sinh bổ túc văn hoá là 13.000 [2 , 243]. Tính bình quân trong nhân dân cứ 4 ngời thì có 1 ngời đi học phổ thông, nếu tính cả 3 ngành học thì 2 ngời có 1 ngời đi học. Quỳnh Đôi là xã điển hình của Quỳnh Lu về phát huy truyền thống hiếu học, đã đợc chính phủ và uỷ ban hành chính tỉnh Nghệ An công nhận phổ cập cấp II, bổ túc văn hoá toàn miền Bắc.

Cùng với ngành giáo dục, ngành y tế của huyện có những chuyển biến, đã có sự kết hợp giữa Đông và Tây y. Xí nghiệp dợc Quỳnh Lu ngày càng đợc nâng cấp và phát triển thúc đẩy sự phát triển nghề gom thu dợc liệu ở các xã, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Hệ thống trạm y tế, nhà hộ sinh của các xã và bệnh viện huyện đợc sửa chữa và trang bị thêm giờng bệnh, thiết bị kỷ thuật phục vụ khám chữa bệnh. Mỗi trạm y tế có từ 1 đến 2 y sĩ và đội ngũ y tá tận tình trong công việc đúng với tinh thần ''lơng y nh từ mẫu''. Do đó việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân và thơng bệnh binh đợc tốt hơn, việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ , trẻ em đợc chú trọng.

Bên cạnh đó các phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng tiếp tục đợc duy trì và phát triển, mỗi xã đều thành lập một đội văn nghệ để phục vụ nhân dân trong các sinh hoạt văn hoá ở xã, đồng thời động viên nhân dân trong sản xuất trên đồng ruộng, công trờng. Ngoài ra đội văn nghệ còn tham gia phục vụ các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn xã.

Dới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện, nhân dân Quỳnh Lu tranh chấp hoà bình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đạt đợc thành tựu to lớn thì đế quốc Mỹ gây lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Nhân dân Quỳnh Lu lại bớc vào cuộc chiến đấu gay go và quyết liệt chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu Quỳnh lưu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ 1965 1973 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w