Chi viện cho chiến trờng miền Nam.

Một phần của tài liệu Quỳnh lưu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ 1965 1973 (Trang 34 - 38)

Trong quá trình chiến tranh leo thang ra miền Bắc, mục tiêu lớn nhất của đế quốc Mỹ là ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc và quốc tế vào miền Nam, nhằm bao vây cô lập cách mạng miền Nam .Để thực hiện điều đó Mỹ đã

phát huy cao độ sức mạnh của không quân và hải quân tàn phá miền Bắc ác liệt. Nhiều cơ sở kinh tế quốc phòng và một số công trình công cộng khác bị san phẳng hoàn toàn.

Nằm ở vị trí tơng đối hiểm yếu, Nam Thanh - Bắc Nghệ là vùng trung chuyển sức ngời, sức của ra tiền tuyến. Quỳnh Lu phải gánh chịu nhiều trận bom đạn đánh phá của kẻ thù, tổn thất rất lớn về ngừơi và của. Chiến tranh ngày càng ác liệt cả đất nớc, vào thời điểm này Quỳnh Lu vừa là hậu phơng lại vừa là tiền tuyến, phải trực tiếp chiến đấu với máy bay và tàu chiến Mỹ tại quê hơng, song nhân dân Quỳnh Lu không quên nhiệm vụ đối với tiền tuyến.

Đợc sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ huyện, toàn dân trên dới một lòng, truyền thống đấu tranh cách mạng đợc khơi dậy hào hùng, nghìn ngời nh một nêu cao quyết tâm sắt đá, tất cả vì miền Nam ruột thịt. Nhân dân Quỳnh Lu anh dũng chiến đấu, hăng say sản xuất, mong sao đợc đóng góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nớc.

Thời kỳ(1965 - 1968) đế quốc Mỹ dốc sức quyết tâm dành thắng lợi ở chiến trờng miền Nam, bằng chiến lợc "chiến tranh cục bộ" Mỹ - Nguỵ phối hợp chiến đấu, mở các cuộc càn quét với quy mô lớn trên toàn miền Nam. Chiến trờng đánh lớn, một yêu cầu đặt ra là cần có sự viện trợ lớn và kịp thời từ hậu phơng cả miền Nam lẫn miền Bắc.

Đứng trớc tình hình cấp thiết đó, tỉnh uỷ đã chỉ thị cho từng địa phơng phải thực hiện tốt công tác tuyển quân và giao quân kịp thời, đủ quân số, nhanh chóng chi viện cho chiến trờng. Thực hiện chủ trơng của tĩnh, huyện uỷ Quỳnh Lu tiến hành công tác tuyển quân, kêu gọi thanh niên lên đờng chiến đấu.Trong các đợt tuyển quân Quỳnh Lu luôn là huyện đi đầu, vợt chỉ tiêu giao quân. Năm 1965 chỉ tiêu của tỉnh đặt ra cho mỗi huyện là từ 1500 - 2200 ngời, nhng Quỳnh Lu giao đến 2321 ngời, đạt 103% [28 , 10]. Năm 1967 Quỳnh Lu đạt tỷ lệ giao quân cao nhất tỉnh là 2415 ngời, đạt 102 %.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc trở thành sự nghiệp thiêng liêng của mỗi ngời dân Việt Nam, nó đã cuốn hút mọi tầng lớp tham gia theo khả năng của mình, trong đó đặc biệt là lực lợng thanh niên trẻ, khoẻ. Toàn huyện dấy lên một phong trào "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ng- ời", quyết tâm cùng với nhân dân miền Nam đánh bại kẻ thù xâm lợc. Hàng ngàn Nam Nữ thanh niên đã nô nức lên đờng nhập ngũ, tham gia chiến đấu

trên khắp các chiến trờng trong và ngoài nớc. Trung bình mỗi năm huyện có 3.000 thanh niên vào bộ đội, đi thanh niên xung phong. Ngoài ra, các đơn vị bộ đội địa phơng trên địa bàn huyện đợc kiện toàn, đợc trang bị thêm vũ khí quân trang, quân dụng và luyện tập các phơng án chiến đấu. Thời kỳ này, huyện đã thành lập đợc hơn 200 đội thanh niên xung phong để kịp thời phối hợp chiến đấu với các đơn vị bộ đội và tham gia đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn huyện, cùng với một đội ngũ dân công hoả tuyến .

Đợc vào quân đội, phục vụ chiến đấu đang là một phong trào sôi nổi của tầng lớp thanh niên. Có những ngừơi cha đến tuổi nghĩa vụ cũng xin đợc vào bộ đội, thậm chí có ngời con trai độc nhất của gia đình cũng tình nguyện lên đờng nh anh: Hồ Xuân Cần, Bùi Duy Kiều (Quỳnh Thuận)... nhiều lá đơn đợc viết bằng máu. Nhiều nữ thanh niên hăng hái tham gia phong trào, đi dân công hoả tuyến, vào đội san lấp hố bom dọc tuyến quốc lộ 1A tại huyện, gồm 15 đồng chí là nữ.

Đội pháo 12 ly 7 của nữ thanh niên Quỳnh Liên xin đợc vào Nghi Lộc phối hợp chiến đấu với huyện bạn, có những ngời phụ nữ tự mình điểm chỉ để xin cho con gái đợc vào bộ đội nh chị Hoa (Quỳnh Nghĩa).

Nhiều xã trong huyện luôn đạt thành tích trong công tác tuyển quân hàng năm. Xã Quỳnh Bảng có đến 1150 ngời tham gia chiến trờng trong giai đoạn này, chiếm 20% dân số [3 , 150 ]. Quỳnh Nghĩa có đến 807 thanh niên nhập ngũ và 112 thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến tại huyện, đặc biệt Quỳnh Đôi luôn vợt chỉ tiêu giao quân từ 50 đến 60 ngời/năm.

Ngoài sức ngời, nhân dân Quỳnh Lu còn đóng góp lớn cho chiến trờng về của cải vật chất, bằng các hình thức thuế nghĩa vụ, thuế lơng thực, thực phẩm.

Huyện đã huy động hàng chục tấn thóc, hơn 10 tấn lạc vỏ và đậu với hàng chục tấn thực phẩm, đặc biệt là hải sản kịp thời cung cấp cho chiến trờng.

Trên khắp các chiến trờng, những ngời con Quỳnh Lu không ngại gian khổ, hi sinh, đã anh dũng chiến đấu. Nhiều ngời ra đi không trở về đã cống hiến phần xơng máu của mình cho nền độc lập của tổ quốc. Nhiều anh chị em đợc nhà nớc tặng thởng danh hiệu anh hùng trong chiến đấu cũng nh trong lao động sản xuất nh : Đồ Thị Lợm, Hoàng Quốc Đông và Lê Đăng Tới. Trong huyện, nhiều gia đình có từ 2 đến 3 con đều là liệt sĩ nh : gia đình ông Hoàng

Quang Song có 3 con là liệt sĩ. ở xã Quỳnh Liên có đến 7 gia đình có 2 con là liệt sĩ và 5 gia đình có 3 con là liệt sĩ [ 13 , 102 ].

Chiến tranh xẩy ra vô cùng ác liệt, gây nhiều đau thơng tổn thất, Nhân dân Quỳnh Lu đã anh dũng chiến đấu, làm tốt nghĩa vụ hậu phơng lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam, góp phần làm nên thắng lợi trong sự nghiệp thống nhất nớc nhà.

Chơng III.

Quỳnh Lu sản xuất và chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ (1969 - 1/1973).

Một phần của tài liệu Quỳnh lưu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ 1965 1973 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w