Chiến lược phát triển kinh tế trong thời kỳ mới sẽ tác động đến sự biến đổi về số lượng, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, điều kiện lao động của người lao động nước ta. Tình hình đất nước và xu thế thời đại, đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải nhanh chóng tri thức hoá đội ngũ lao động. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, nặng nề, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài, phải tiến hành thường xuyên, liên tục và là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, quyết định thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để tạo được sự cân bằng, đồng bộ, có bước chuyển biến quan trọng về chất lượng và số lượng trong cơ cấu tri thức nguồn nhân lực hiện nay ở nước ta, điều cần thiết là phải xem xét ,đánh giá một cách khách quan về thực trạng cơ cấu tri thức đội ngũ nguồn nhân lực.
Ở phần trên chúng ta đã phân tích, làm rõ vai trò tri thức đối với nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Nhưng trước đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cũng như xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, cơ cấu trình độ tri thức nguồn nhân lực ở nước ta còn nhiều bất cập, những bất cập đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp đổi mới. Nếu không có sự điều chỉnh, sự bất cập này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội ở nước ta hiện nay. Đến năm 2000 lao động qua đào tạo ở nước ta mới chiếm tỷ lệ 20%. Trong khi chúng ta dư thừa rất lớn lao động phổ thông, thì lại thiếu hụt nghiêm trọng lao động trình độ cao, nhất là lao động cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động. Chẳng hạn, hiện nay việc xuất khẩu lao động ở nước ta đi một số nước trong khu vực chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Việc xuất khẩu lao động như vậy chỉ là giải pháp tình thế, khi lao động phổ thông trong nước dư thừa. Còn về lâu dài việc xuất khẩu như vậy sẽ không thể nâng cao tri thức và vai trò của tri thức đối với nguồn nhân lực, để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như vậy tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân thấp và không có sự thay đổi đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật ở nước ta tuy có tăng nhưng tỷ lệ tăng rất chậm . Năm 1997 tăng 1,03%; năm 1998 tăng
11,5% ; năm 1999 tăng 5% và tăng bình quân trong thời kỳ 1996-1999 là 6%, thấp hơn cả mức tăng GDP’’ [18, tr23].
Đó là một tình trạng báo động, nó không phù hợp với quy luật của tăng trưởng là tỷ lệ tăng trưởng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bao giờ cũng phải tăng cao hơn tốc độ tăng GDP để đảm bảo tăng GDP một cách vững chắc. Đồng thời, cơ cấu đào tạo tri thức nguồn nhân lực chưa đảm bảo yêu cầu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ lệ được đào tạo các cấp so với tổng số dân nước ta mới chỉ đạt 80-85% bậc tiểu học, 36,2% trung học và từ 2-
3% đại học. Trong khi các chỉ số tương ứng ở các nước có trình độ phát triển trung bình là 91%, 46%, 14%. Còn ở những nước có trình độ phát triển cao là 98%, 64% và 23,4%. Tỷ lệ người có trình độ cao đẳng, đại học trên 10 vạn dân của nước ta là 600, trong khi đó tỷ lệ này ở Đức là 1252, ở Pháp là 1515 , ở Mỹ là 2196 và Hàn Quốc là 2695” [55, tr39].
Một bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo ở nước ta là với một nước 76% d ân số sống ở nông thôn hiện nay, mà tỷ lệ được đào tạo về nông học chỉ chiếm 0,45%. Trong số hơn 23 triệu lao động nông, lâm nghiệp chỉ có 7% được đào tạo. Số cán bộ nông nghiệp được đào tạo ở bậc đại học chỉ có 8,1% sau đại học 6,59%, nhưng phần lớn lại tập trung ở cơ quan trung ương (89,3%). Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực không cân đối, dẫn đến sự chênh lệch quá lớn giữa đào tạo đại học cao đẳng với trung học và dạy nghề. Từ đó dẫn đến tình trạng mà lâu nay ai cũng nói đó là “thừa thày, thiếu thợ”. Có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ giữa những người lao động có trình độ cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, từ cuối những năm 70 trở lại đây có sự thay đổi đáng kể theo hướng số người tốt nghiệp cao đẳng đại học ngày càng tăng. Chẳng hạn, tỷ lệ giữa những người lao động có trình độ cao đẳng đại học,trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật vào năm 1979 là 1/2,25/7,1, năm 1998 là 1/1,6/3,6 và vào năm 2000 là 1/1,33/4,17. Trong khi đó tỷ lệ này ở các nước trong giai đoạn công nghiệp hoá là 1ĐH/4THCN/20CNKT lành nghề/60 CNKT bán lành nghề/15 lao động giản đơn. Kinh nghiệm của các nước đã tiến hành công nghiệp hoá cho thấy đó là một tỷ lệ thích hợp. Thực tế những năm qua chứng minh rằng chúng ta đang thừa những người có trình độ đại học, nhưng quá thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân kỹ thuật lành nghề. Điều đó có nguyên nhân thích làm thày hơn làm thợ đã tồn tại từ lâu trong nhân dân” [28, tr11].
tăng nhanh như : công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, du lịch, quản trị doanh nghiệp. Việc mở rộng các ngành khoa học đã tạo ra sự thay đổi cơ cấu và diện mạo của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ nước ta. Trong số 23 ngành đào tạo hiện nay, thì ngành giáo dục vẫn giữ vị trí số 1 chiếm 34,6%, tiếp theo là ngành kinh doanh và quản lý chiếm 19,3%, thứ 3 là ngành kinh tế 8,1%, ngành nông-lâm- nghư nghiệp đứng thứ bảy chiếm 4,41%, ngành chế tạo chế biến đứng thứ mười bảy chiếm 0,53% tổng số cán bộ khoa học. Về trình độ chuyên môn, cơ cấu về tỷ lệ cán bộ có trình độ từ đại học đến tiến sỹ được phân bố như sau : cao đẳng 28,6%, đại học 68,29%, thạc sỹ 1,49%, tiến sỹ và tiến sỹ khoa học chiếm 0,93%” [58, tr92]. Trong số cán bộ có trình độ trên đại học có tới 94% làm việc ở các trường đại học, các cơ quan Trung ương và ở hai thành phố lớn. Lao động kỹ thuật cũng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vùng đồng bằng Sông Hồng chiếm 36,7%, Đông Nam Bộ chiếm 17,1%, các vùng còn lại như Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số lao động kỹ thuật trong cả nước.
Một thực trạng khác đáng quan tâm là tình trạng lão hoá trong đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ ở nước ta, sự lão hoá này thể hiện trên cả hai phương diện về tuổi tác và tri thức. Tình trạng “tre đã già nhưng măng chưa mọc” diễn ra khá phổ biến trong các cơ quan khoa học. Hiện nay tuổi đời trung bình của cán bộ khoa học công nghệ ở nước ta quá cao, nhất là số có trình độ trên đại học. Một công trình nghiên cứu khá tỷ mỷ độ tuổi của cán bộ khoa học công nghệ cho thấy, tuổi trung bình của cán bộ khoa học công tác tại các viện nghiên cứu là 45-46, (lứa tuổi trên 45 chiếm từ 65-70%). Tuổi trung bình khi bảo vệ luận án tiến sỹ là 47-50 tuổi, độ tuổi phong học hàm giáo sư phó giáo sư càng cao, giáo sư từ 45-50 tuổi chiếm 39%, từ 55-65 tuổi chiếm 54%, từ 66 tuổi trở lên chiếm 7%. Phó giáo sư độ tuổi từ 45-55 chiếm 47%, từ 56-65 chiếm 39%, từ 66 tuổi trở lên chiếm 14%. Ở Viện KHXH Việt Nam, độ tuổi của giáo sư và phó giáo sư còn cao hơn. Giáo sư tuổi từ
46-55 không có, từ 56-65 tuổi chiếm 59%, từ 66 tuổi trở lên chiếm 41%. Phó giáo sư tuổi 46-55 chiếm 23%, từ 56-65 tuổi chiếm 66%, từ 66 tuổi trở lên chiếm 11%” [10, tr33]. Theo ước tính, nếu tuổi về hưu vẫn giữ như hiện nay thì ngoài năm 2000 một bộ phận lớn giáo sư, phó giáo sư sẽ quá tuổi hưu. Thực trạng trên đã dẫn đến nguy cơ là hiện nay số cán bộ khoa học đầu đàn đều thiếu hụt, nếu không có biện pháp đào tạo bồi dưỡng lực lượng trẻ thay thế thì chỉ năm đến mười năm tới tình trạng thiếu cán bộ khoa học càng trầm trọng.
Một khía cạnh khác của sự bất cập về tri thức nguồn nhân lực, đó là tình trạng chảy máu “chất xám” trong đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ ở các doanh nghiệp Nhà nước. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê tại 233 cơ quan khoa học công nghệ ở Trung ương trong ba năm từ 1994-1997 số người chuyển công tác là 2667 người, đến nhận công tác là 1915 người. Như vậy, cán bộ khoa học công nghệ chuyển qua các đơn vị khác cao hơn nhiều so với số người đến làm việc. Tình hình này cũng diễn ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, tính hấp dẫn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã dẫn đến việc, một bộ phận cán bộ khoa học công nghệ làm việc trong các cơ quan Nhà nước chuyển sang làm cho các công ty doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua thăm dò ý kiến của 675 nhà khoa học thì khoảng 1/3 số đó cho rằng việc dời bỏ cơ quan Nhà nước là do muốn có thu nhập cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ cũng như của nguồn nhân lực nói chung ở nước ta. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chiến lược quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ, nhưng việc triển khai thực hiện còn nhiều trở ngại, một số chính sách cán bộ như chế độ đãi ngộ, tiền lương…còn chậm đổi mới.
Như ở các phần trên đã trình bày và chỉ ra, số lượng người lao động qua đào tạo ở nước ta mới đạt 20% (tỷ lệ này so với các nước trong khu vực là rất thấp). Đã vậy việc phân công bố trí sắp xếp lao động nguồn nhân lực qua đào tạo lại bất hợp lý. Hiện tại vẫn còn 2,2% trong tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
chưa có việc làm. Theo điều tra của trung tâm xử lý và phân tích dữ liệu kinh tế xã hội của trường đại học kinh tế quốc dân công bố tháng 6 năm 2000 thì trong số 8.699 sinh viên tốt nghiệp đại học, có 6.304 (chiếm 72,47%) có việc làm và 2.359 (chiếm 27,53%) không có việc làm. Theo số liệu của Trung tâm thông tin quản lý giáo dục bộ giáo dục và đào tạo điều tra ở 51 trường đại học cao đẳng công bố tháng 4 năm 2000, kết quả tương ứng là 72,4% và 23,84% (3,69% đang đi học thêm). Năm 1996 cuộc điều tra ở ba trường đại học cũng cho kết quả gần như vậy, các tỷ lệ tương ứng là 71,61% có việc làm, 28,39% không có việc làm, 4,85% tiếp tục học thêm” [57, tr 166].
Như vậy trong cơ cấu tri thức nguồn nhân lực hiện nay ở nước ta bất cập cả ở khâu đào tạo và cả sử dụng nguồn nhân lực. Vấn đề không phải là thiếu cử nhân hay kỹ sư mà là thiếu việc làm, bởi vậy nhiều sinh viên khi ra trường chỉ mong sao kiếm được việc làm bất kỳ ngành nghề đó có phù hợp chuyên ngành đào tạo hay không. Bởi vậy chỉ 70% số người có trình độ cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp làm việc đúng nghề đào tạo, trong số lao động chuyển ngành nghề so với ngành nghề đào tạo, chỉ có 42,5% được đào tạo lại số còn lại 57,5% làm trái nghề coi như chưa được đào tạo. Ở khu vực hành chính sự nghiệp và bộ máy sản xuất kinh doanh khu vực Nhà nước hiện có 30% cán bộ nhân viên không đủ trình độ chuyên môn hoặc làm không đúng nghề, mà họ làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm. Tình hình này làm cho chất lượng nguồn nhân lực lao động càng thêm hạn chế” [38, tr109].
Trong thành phần nguồn nhân lực con người cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ công chức hành chính Nhà nước rất quan trọng. Họ chịu trách nhiệm vận hành bộ máy quản lý Nhà nước về mọ i mặt. Chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ công chức này trong những năm qua, đã qua đào tạo bồi dưỡng nâng lên một bước, nhưng so với yêu cầu quản lý bộ máy Nhà nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay thì còn nhiều bất cập, làm ảnh hưởng đến chất lượng,
hiệu quả hoạt động bộ máy Nhà nước. Hiện nay 10% công chức chưa tốt nghiệp phổ thông, 60,51% công chức tốt nghiệp đại học và cao đẳng, 4,41% công chức có trình độ trên đại học, 4,28% có trình độ lý luận chính trị cao cấp, 28,26%có trình độ lý luận trung cấp, 37,07% có trình độ Tiếng Anh (A-B-C), 14,47% đã qua đào tạo quản lý hành chính Nhà nước, 4,34% qua đào tạo quản lý kinh tế và 27,19% được đào tạo về tin học” .
Như vậy, trình độ tri thức trong đội ngũ công chức nước ta còn thấp so với yêu cầu sự nghiệp đổi mới hiện nay. Điều này không chỉ thể hiện ở tỷ lệ số công chức được đào tạo, mà còn ở trình độ đào tạo của công chức. Một phần lớn công chức được đào tạo trong môi trường và điều kiện làm việc theo cơ chế tập trung bao cấp nên vẫn hình thành lối tư duy và thói quen làm việc thụ động, khả năng thích ứng chậm, còn nhiều hạn chế. Sự bất hợp lý về chất lượng đội ngũ công chức Nhà nước hiện nay còn thể hiện ở sự chênh lệch giữa các vùng và các cấp quản lý. Thường là công chức ở cấp Trung ương có trình độ khá hơn cấp tỉnh, công chức cấp tỉnh khá hơn công chức cấp huyện. Công chức miền núi có trình độ và năng lực đều thấp hơn so với công chức thành phố và so với yêu cầu quản lý kinh tế xã hội nơi đó.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, công nhân là lực lượng cơ bản, trụ cột thực hiện quá trình sản xuất làm ra của cải vật chất cho đất nước. Là người trực tiếp đưa thành tựu và tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ áp dụng vào sản xuất và đời sống. Nhưng có một thực tế là đội ngũ này còn nhỏ bé về số lượng và yếu về chất lượng. Theo số liệu điều tra của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam năm 1999-2000, lực lượng lao động nước ta nhìn chung tuổi đời còn trẻ, nhóm từ 18-30 tuổi chiếm 36,4%. Trong các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài công nhân dưới 25 tuổi chiếm 43,42%, từ 26-35 tuổi chiếm 43,65%, từ 36-45 tuổi chiếm 14,04%. Phần lớn công nhân nước ta có thời gian lao động là 15 năm ( chiếm 64,46%). Điều đó cho thấy trong những năm đổi mới, đội ngũ công nhân
nước ta đã được trẻ hoá rất nhiều so với giai đoạn trước. Nhưng những số liệu điều tra sau đây cho thấy sự bất cập về tri thức đối với chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ này ở nước ta hiện nay như sau:
Về trình độ học vấn: công nhân không biết chữ chiếm 0,23%, trình độ văn hoá tiểu học 4,12%, trình độ văn hoá trung học cơ sở 27,24%, trình độ văn hoá trung học phổ thông chiếm 62,22%. Khi đó sự phân bố công nhân có trình độ văn hoá cao lại không đều, công nhân có trình độ văn hoá trung học phổ thông ở một số thành phố lớn và một số ngành sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao. Tại thành