Thực hiện nhất quán nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo công ăn việc làm, phát triển thị trường lao động Mở rộng xuất khẩu và hợp

Một phần của tài liệu Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 72)

tạo công ăn việc làm, phát triển thị trường lao động. Mở rộng xuất khẩu và hợp tác lao động quốc tế.

Trong các giải pháp để phát huy vai trò tri thức đối với việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo được coi là giải pháp quan trọng nhất, quyết định trực tiếp việc nâng cao tri thức cho người lao động. Tuy nhiên nếu tuyệt đối hoá giáo dục đào tạo mà coi nhẹ các giải pháp khác sẽ là chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Bởi vậy trong thực tế phải kết hợp giữa giải pháp phát triển giáo dục đào tạo với các giải pháp khác như kinh tế, văn hoá, môi trường xã hội… Trước hết về đường lối phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có tính chiến lược trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, góp phần tạo nên sự

bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, nâng cao tính tự chủ sáng tạo của các thành phần kinh tế cũng như của mọi công dân.

Việc cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi tất cả mọi người, mọi thành phần kinh tế đều phải nâng cao trình độ, nâng cao tri thức của mình để không ngừng tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới, phương pháp quản lý mới tiên tiến của thế giới hiện nay, nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Đây là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay và cũng là thách thức lớn nhất trong

nền kinh tế thị trường nước ta trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới. Như vậy bản thân nền kinh tế thị trường đã tạo động lực cho sự phát triển tri thức, phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.

Trong môi trường sản xuất cạnh tranh của cơ chế thị trường, đã tạo ra đội ngũ những người lao động mới có đầy đủ bản lĩnh, tri thức và năng lực, từng bước đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Như vậy với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được Đảng và Nhà nước tổ chức thực hiện, và được trải nghiệm qua nhiều năm càng khẳng định tính đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Nhờ thành tựu phát triển kinh tế, mà đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Cũng nhờ sự hối thúc, và sự vận động nội tại của bản thân nền kinh tế thị trường đã làm cho tri thức người lao động trong các thành phần kinh tế ở nước ta phát triển mạnh mẽ, chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới.

Như vậy cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã xuất hiện nhiều loại thị trường trong đó có thị trường lao động. Một vấn đề mang tính xã hội bức xúc hiện nay là làm sao tạo nhiều công ăn việc làm, giảm dần nạn thất nghiệp nhất là ở các thành phố lớn. Có như vậy mới tạo điều kiện để người lao động phát huy tri thức của mình. Tình hình hiện nay đòi hỏi các thành phần kinh tế, cùng với các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng phải có sự phối hợp nhằm giải quyết tạo nhiều việc làm mới và phải coi đó là nhiệm vụ cấp bách. Nước ta có khoảng 80 triệu dân với hơn 30 triệu lao động, đó là nguồn nhân lực quan trọng nhất để chúng ta đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế. Song với tiềm lực quan trọng đó, vấn đề đặt ra làm sao phải sử dụng hết và khắc phục những lạc hậu, những dấu ấn của cơ chế cũ, thì sức mạnh của nguồn nhân lực đó mới trở thành thế mạnh của đất nước, mới đáp ứng được đòi hỏi công cuộc xây dựng trong thời kỳ đổi mới. Do vậy phương hướng quan trọng nhất là Nhà nước cùng toàn dân, ra sức đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế,

mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động…phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lượcvề kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động giảm tỷ lệ đáng kể thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn [xem 12,tr14-15] .

Cùng với việc hình thành các thị trường như thị trường vốn, thị trường tiền tệ, việc phát triển thị trường lao động cũng là một giải pháp tạo nhiều công ăn việc làm cũng như điều kiện để người lao động, tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo cũng như năng lực chuyên môn làm cho họ phát huy đầy đủ sức sáng tạo và tri thức. Việc phát triển thị trường lao động gắn với mở rộng các ngành nghề, trường lớp dạy nghề, mặt khác việc hướng mạnh xuất khẩu lao động cũng là một giải pháp quan trọng nhằm gắn thị trường lao động trong nước với thị trường nước ngoài mở rộng lao động hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 72)