Giải quyết đúng đắn vấnđề lợi ích-xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để phát huy vai trò của tri thức.

Một phần của tài liệu Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Trang 72 - 80)

để phát huy vai trò của tri thức.

Để phát triển tri thức chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, cần giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích . Lợi ích đóng vai trò quan trọng và là một vấn đề hết sức nhạy cảm, liên quan đến toàn bộ hoạt động của con người, cũng như của xã hội. Xét đến cùng hoạt động của con người đều xuất phát và được bắt nguồn từ lợi ích, nếu lợi ích chính đáng của con người được xã hội đảm bảo và công nhận, thì sẽ trở thành động lực, thúc đẩy tính tích cực của của họ và ngược lại khi lợi ích chính đáng không được đảm bảo sẽ phát sinh những phản ứng tiêu cực.

Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề lợi ích, bao giờ cũng phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Xã hội cần đáp ứng, tạo cơ hội thuận lợi để con người đạt được lợi ích cá nhân chính đáng. Mặt khác, cá nhân cũng phải đóng góp, cống hiến cho xã hội trên cơ sở chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Vì vậy,

việc giải quyết vấn đề lợi ích phải thể hiện sâu sắc nguyên tắc “quyền đi liền với nghĩa vụ”, cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau. Yếu tố cơ bản để thực hiện và đảm bảo lợi ích, là dựa trên nguyên tắc công bằng, song cũng cần nhấn mạnh rằng công bằng không có nghĩa là cào bằng, mà phải tuân thủ quan điểm, quyền, đi liền với nghĩa vụ (trong đó có chú ý tới các đối tượng chính sách xã hội những trường hợp rủi ro…). Đối với nước ta hiện nay nền kinh tế còn chưa phát triển, nhưng không vì thế mà chúng ta không thể thực hiện tốt các vấn đề xã hội, vấn đề công bằng, mà ngay từ bây giờ cùng với sự tăng trưởng kinh tế chúng ta từng bước thực hiện sự công bằng xã hội nhằm tạo ra bầu không khí hoà thuận, dân chủ, con người tin yêu, quý trọng lẫn nhau.

Xuất phát từ quan điểm của Đảng ta là luôn gắn “tăng trưởng kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội”. Trong đó công bằng về kinh tế là cơ sở để đảm bảo sự công bằng về chính trị, văn hoá và mở rộng đời sống dân chủ. Công bằng không chỉ là mục tiêu mà Đảng đề ra, mà nó còn là cơ sở là tiền đề và điều kiện để mọi người phát huy tài năng của mình. Vấn đề công bằng và mở rộng dân chủ, đang là mục tiêu chúng ta cần tập trung giải quyết. Vẫn biết rằng chấp nhận cơ chế thị trường, là chấp nhận sự phân hoá giàu nghèo, sự phân cực trong xã hội. Nhưng quyết không thể để sự phân hoá đó phát triển một cách tự phát gây nên những bức xúc, bất bình trong xã hội, làm xói mòn niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội. Để khắc phục nó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đề ra hàng loạt các giải pháp, các chính sách, pháp luật…để hạn chế và giảm bớt quá trình phân cực xã hội hiện nay. Tạo điều kiện để người lao động hăng say phát huy cao nhất năng lực chuyên môn trí tuệ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Để kích thích tinh thần học tập của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước và phát huy sức mạnh to lớn của đội ngũ những người lao động mà nòng cốt là đội ngũ trí thức. Nhà nước cần thực hiện cải cách chế độ tiền lương hiện hành, làm cho tiền lương phải trở thành động lực

kích thích người lao động, phản ánh đúng đắn giá trị sức lao động dựa trên nguyên tắc “lao động phức tạp là bội số lao động giản đơn”. Cần khắc phục ngay bất hợp lý chính sách tiền lương hiện nay, có chính sách cụ thể ưu đãi trọng dụng nhân tài, người có học hàm, học vị cao. Một khi lợi ích vật chất và tinh thần được đảm bảo sẽ trở thành động lực cho mọi hoạt động sáng tạo nghiên cứu khoa học. Việc thực hiện và giải quyết vấn đề lợi ích, sẽ trở thành động lực vô cùng quan trọng để người lao động phát huy trí tuệ, hăng say trong lao động sản xuất và cống hiến. Đồng thời cũng là điều kiện để phát triển tri thức chất lượng nguồn nhân lực góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới hiện nay.

Cùng với vấn đề lợi ích, việc tạo dựng một môi trường xã hội thuận lợi cũng là một yếu tố quan trọng để phát triển chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Bởi vì sự tồn tại của con người bao giờ cũng gắn liền với môi trường xã hội nhất định, chúng ta hiểu môi trường xã hội thuận lợi là tổng thể các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, pháp luật, đạo đức, dư luận xã luận, phong tục truyền thống cho phép con người có thể cống hiến tối đa năng lực của mình và được hưởng thụ nhiều nhất những gì họ xứng đáng được hưởng thụ [xem 38]. Do vậy để có môi trường xã hội thuận lợi, kích thích sự cống hiến và đáp ứng nhu cầu hưởng cho con người phải tác động tích cực, có tính định hướng lên cả hai lĩnh vực vật chất và tinh thần của xã hội. Cơ sở để xác lập môi trường xã hội thuận lợi là yêu cầu về dân chủ và công bằng xã hội trong khuôn khổ quy định pháp luật (gắn dân chủ với tập trung, dân chủ đi liền với kỷ cương) được mọi người chấp nhận đang là vấn đề cấp bách. Nó trở thành động lực mạnh mẽ kích thích tính tích cực và năng lực sáng tạo của con người là nơi khơi nguồn để phát huy trí tuệ.

Quá trình thực hiện dân chủ ở nước ta trước hết được thể hiện trong lĩnh vực kinh tế, đó là việc thực hiện nhất quán nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa đa dạng hoá các hình thức sở hữu nhờ vậy trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, đã mang lại thành tựu quan trọng đó là việc giải

phóng năng lực sản xuất của xã hội kích thích tính chủ động sáng tạo cuả người lao động. Nhờ vậy đã nâng cao năng suất lao động tăng nhanh sản phẩm xã hội, góp phần đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Có được như vậy chính là nhờ chúng ta đã phát huy dân chủ và tạo lập môi trường xã hội thuận lợi.

Một yếu tố rất quan trọng trong môi trường xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính tích cực của con người đó là yếu tố tâm lý xã hội (bao gồm tâm trạng xã hội, tình cảm xã hội, dư luận xã hội…). Tâm lý xã hội thuận lợi sẽ góp phần xác lập mạnh mẽ niềm tin, ý chí tạo nên tâm trạng thoải mái gây hứng thú, giúp người lao động xác định được ý thức trách nhiệm trước công việc. Từ đó giúp họ học tập chuyên môn kỹ thuật, nâng cao tri thức khoa học công nghệ. Thực tiễn những năm quan chỉ ra rằng đối với người lao động, trạng thái tâm lý yên tâm, phấn khởi, sẽ là động lực khơi dậy tính tích cực, phát triển năng lực sáng tạo. Ngược lại, tính tích cực bị thui chột, con người rơi vào trạng thái yếm thế, thụ động, co cụm, mất niềm tin. Do vậy, tạo được môi trường tâm lý xã hội thuận lợi, lành mạnh, ở nơi công tác…sẽ là điều kiện để nuôi dưỡng và phát huy tính tích cực của người lao động. Kinh nghiệm cho thấy trong các biện pháp kích thích người lao động, ngoài kích thích về mặt kinh tế, thì những kích thích về tâm lý, đạo đức có vai trò hết sức quan trọng. Nếu biết kết hợp một cách hài hoà những động viên về kinh tế, với động viên về tâm lý, cùng những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá Việt Nam sẽ tạo nên những người lao động toàn tâm, toàn ý về công việc .

Vai trò quyết định chất lượng nguồn nhân lực, suy đến cùng được kết tinh ở tri thức người lao động, đó là năng lực sáng tạo muốn vậy phải tạo ra được môi trường xã hội thuận lợi, tâm lý thoải mái sẽ kích thích tinh thần sáng tạo của mỗi thành viên trong xã hội. Đồng thời khuyến khích, cổ vũ những tranh luận mang tính xây dựng giữa các thành viên, các nhà quản lý, tôn trọng con người phát huy trí sáng tạo, mạnh dạn thực hiện những ý tưởng mới tiến bộ trong sản xuất.

Để phát huy vai trò của tri thức đối với việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới hiện nay. Đòi hỏi chúng ta phải sử dụng đồng bộ các biện pháp, từ đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo nâng cao trình độ dân trí cho nguồn lực lao động, đến việc tạo lập những điều kiện kinh tế xã hội xây dựng môi trường văn hoá. Tất cả các biện pháp đó có thể đan xen vào nhau tác động qua lại với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhằm làm cho mỗi người lao động nước ta đều được xã hội quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển tri thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ từ đó làm cho chất lượng tri thức nguồn nhân lực phát triển toàn diện vươn lên một tầm cao mới. Nhờ thế họ vừa làm chủ bản thân vừa làm chủ xã hội, đủ sức đảm nhiệm những đòi hỏi và yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta được Đảng khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986. Với khoảng thời gian chưa dài, đất nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn, vô cùng quan trọng. Từ một nước rơi vào sự khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng trong thập kỷ 80, đời sống nhân dân lao động đói khổ, lòng dân hoang mang, niềm tin giảm sút, thì chỉ với mười năm thực hiện đường lối đổi mới (đến đại hội Đảng VIII ), nhờ đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng quan trọng. Điều đó đã được đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định: Đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội để bước vào một thời

kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tạo bước phát triển ổn định, bền vững.

Có được những thành tựu to lớn đáng trân trọng và tự hào đó là do Đảng ta có đường lối cách mạng đúng đắn, nắm vững quy luật khách quan, biết tranh thủ thời cơ, kết hợp nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Trong các nguyên nhân đó có một nguyên nhân hết sức cơ bản là chúng ta đã phát huy sức mạnh nội lực, sử dụng tốt các nguồn lực, trong và ngoài nước. Đặc biệt, Đảng ta đã phát huy mạnh mẽ nguồn lực con người, nguồn nhân lực quan trọng nhất. Nói đến nguồn nhân lực là nói đến sức mạnh của con người Việt Nam bởi vì con người được coi là lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu. Chính việc kết hợp nguồn lực con người với các nguồn lực khác đã tạo nên thành tựu to lớn dẫn đến thành công của sự nghiệp đổi mới.

Ngày nay đứng trước xu thế quốc tế hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới, cũng như trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, hay kinh tế mạng…Với sự ra đời phát triển của nền kinh tế tri thức đã mở ra vận hội mới cho các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam), có thể bứt phá, vượt lên “đón đầu”, “đi tắt” tranh thủ đi vào phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn bắt kịp trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới. Nhưng cũng từ cuộc cách mạng này, đã đặt ra thách thức rất lớn đối với nước ta, vì chúng ta đang ở trình độ thấp so với thế giới đó là sự lạc hậu về trình độ khoa học công nghệ trình độ chuyên môn kỹ thuật…của nguồn nhân lực, hay nói cụ thể đó là sự thấp kém về tri thức của nguồn nhân lực.

Những hạn chế và bất cập đó, đã đặt ra vấn đề có tính cấp bách là chúng ta phải nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật, trình độ chuyên môn cũng như việc trang bị tri thức tiên tiến cho người lao động ở nước ta. Phân tích tri thức nguồn nhân lực hiện nay, chúng ta thấy rằng còn rất nhiều bất cập và hạn chế, những hạn chế đó được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Từ sự bất cập về số

lượng, chất lượng, cơ cấu nghành nghề đào tạo, đến bất cập về việc sử dụng cũng như các chính sách đãi ngộ… Chính những hạn chế đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đổi mới đất nước cũng như phát triển tri thức nguồn nhân lực. Nói đến việc phát triển vai trò của tri thức nguồn nhân lực, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước hết chúng ta hiểu, đó phải là sự kết hợp của nhiều yếu tố như tri thức, sức khoẻ, đạo đức… những yếu tố này quyện chặt vào nhau tạo nên phẩm chất người lao động. Nếu thiếu sự gắn kết giữa các yếu tố đó với nhau thì không thể nói đến việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Trong các phẩm chất tạo nên tri thức nguồn nhân lực thì tri thức, trí tuệ được coi là yếu tố cơ bản quyết định khả năng học tập, hoạt động lao động sáng tạo của con người, cũng như khả năng tiếp thu trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Đồng thời, không có tri thức thì không thể có năng lực giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Điều này đã được Ăngghen khẳng định: “một dân tộc không thể phát triển được nếu không có tư duy lý luận”. Cùng với tri thức, sức khoẻ đã làm nên sức mạnh và tạo điều kiện để con người có thể hoạt động trí tuệ một cách dẻo dai, sáng tạo. Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ là cơ sở cho hoạt động nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan. Ngoài ra phát triển chất lượng tri thức nguồn nhân lực, còn được thể hiện ở phẩm chất người lao động. Trong cơ chế thị trường, vấn đề đạo đức đang được cả xã hội quan tâm. Chưa bao giờ đạo đức xã hội nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng lại được nhấn mạnh như hiện nay. Thực chất của cuộc đấu tranh xây dựng nền đạo đức mới trong cơ chế thị trường, là biểu hiện của cuộc chiến giữa cái thiện, chống lại cái ác. Nhằm xây dựng một nền đạo đức mới tiến bộ có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của cả một thế hệ.

Để có được đội ngũ người lao động có tri thức chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước cần có chiến lược nhằm phát huy nhân tố con người. Mà vấn đề cơ bản của chiến lược đó

chính là đầu tư cho giáo dục đào tạo. Trong những năm qua, cùng với đổi mới kinh tế, Đảng ta đã quan tâm tới việc đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo. Các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương như nghị quyết Trung ương bốn (khoá VII), nghị quyết Trung ương hai (khoá VIII). Đã thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta thực sự coi “giáo dục đào tạo là mặt trận hàng đầu” và đặt ra nhiệm vụ cho giáo dục nước nhà là phải góp phần “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Bằng những biện pháp cụ thể, kiên quyết và bước đi thích hợp, tin rằng với chiến lược phát triển giáo dục nước nhà từ nay đến 2010 và 2020 chúng ta sẽ có một nền giáo dục tiên tiến đạt ngang tầm trình độ với các quốc gia trong khu vực và quốc tế.

Ngoài các giải pháp về phát triển giáo dục đào tạo, để nâng cao tri thức

Một phần của tài liệu Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Trang 72 - 80)