Về trình độ tri thức nguồn nhân lực hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 33)

Nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong điều kiện và

hoàn cảnh không giàu có về tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài chính hạn hẹp. Đất nước chịu hậu quả nặng nề của mấy chục năm chiến tranh tàn khốc. Với điểm xuất

phát thấp như vậy, việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một sự nghiệp lâu dài khó khăn đầy gian khổ. Nhưng trong tất cả những hạn chế và khó khăn đó, Đảng ta vẫn tìm ra cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước nhà. Đó là việc phát huy nguồn nhân lực và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất.

Dân số nước ta hiện nay có gần tám mươi triệu người, đứng thứ mười ba trên thế giới, thứ bảy trong số bốn mươi hai nước ở Châu Á và đứng thứ hai trong các nước ASEAN. Hàng năm nước ta có khoảng một triệu thanh niên bổ

sung vào lực lượng lao động, lao động nước ta được đánh giá là có khả năng tiếp thu nhanh, dễ đào tạo, cần cù chịu khó. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực nước ta cũng có một số điểm hạn chế nhất định như trình độ chuyên môn thấp, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường còn hạn chế. Vấn đề gấp rút đặt ra hiện nay là phải đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, làm cho nó không chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp, dịch vụ tập trung lao động, mà còn sẵn sàng bổ sung vào lực lượng lao động có kỹ năng trong việc xây dựng một số ngành kinh tế của đất nước đang

đòi hỏi. Điều này đặt ra nhu cầu phải tiến hành cải cách hệ thống giáo dục còn nhiều bất cập hiện nay ở nước ta.

Trong những năm qua Chính phủ đã có nhiều cố gắng đầu tư cho giáo dục. Kể từ năm 1995 đến nay chi phí cho giáo dục vẫn tăng trung bình hàng năm là 1%; mức đầu tư cho giáo dục năm 2003 là 16,3% tổng số chi tiêu ngân sách quốc gia. Nước ta đã thành công trong việc thanh toán nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho 61 tỉnh và thành phố trong cả nước. Chất lượng đào tạo cũng được nâng lên, trong giáo dục đã xuất hiện một số yếu tố mới, việc thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo đã tạo ra một cơ hội mới về học tập và tìm kiếm việc làm cho người lao động. Do vậy, trình độ tri thức và do đó vai trò của tri thức trong nguồn

nhân lực ở nước ta có bước phát triển rõ rệt, góp phần vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, thì một trong những điều kiện quan trọng là phải tạo ra một nguồn nhân lực không chỉ đông về số lượng mà còn phải mạnh về chất lượng, phải là những con người lao động có chuyên môn cao, có ý chí tự lực tự cường. Về số lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay được phân bố như sau: dân số nông thôn chiếm 76%, dân số thành thị chiếm 19,5%, phụ nữ 51,3%. Số người trong độ tuổi lao động là 36,6 triệu người. Như vậy, nước ta có một lực lượng lao động khá dồi dào, nhu cầu về lao động ngày càng gia tăng, giá lao động rẻ, đây chính là một lợi thế quan trọng so với các nước khác. Nước ta là một nước có lực lượng lao động đông được xếp vào quốc gia trẻ với 50% số người trong độ tuổi lao động là thanh niên ( từ 16-35 tuổi). Lợi thế của lực lượng lao động trẻ đó là sức khoẻ, tính năng động sáng tạo khả năng thích ứng nhanh, trình độ văn hoá khá. Những phẩm chất này, khẳng định trí tuệ của người Việt Nam có thể theo kịp và tiếp thu trình độ phát triển của nền khoa học- công nghệ tiên tiến hiện nay trên thế giới. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lý thì người lao động nước ta có thể làm chủ được các loại hình công nghệ từ đơn giản đến phức tạp và hiện đại.

Cùng với các yếu tố về số lượng tạo nên nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, yếu tố về mặt chất lượng nguồn nhân lực (vai trò tri thức) giữ vai trò quan trọng nhất để góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hiện nay, tỷ lệ dân số biết chữ ở nước ta đạt 93% (trong đó tỷ lệ lao động biết chữ đạt 97% tổng lực lượng lao động), số học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 90%, số năm đi học trung bình của dân cư là 7,3 năm. Đến năm 2000 chúng ta đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, đang tiến hành phổ cập trung học cơ sở (đến tháng 2 năm 2003 đã có 10 tỉnh thành phố được công nhận là phổ cập xong trung học cơ sở). Xu hướng tri thức hoá nguồn nhân lực, để

hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng rõ nét. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là việc đào tạo nghề vài năm nay được mở rộng đáng kể. Nếu năm 1996 tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chiếm 10%, thì đến năm 2000 đã tăng lên 20% ( trong đó qua đào tạo nghề khoảng 13,4%). Lực lượng được đào tạo chính quy tương đối lớn so với các nước có thu nhập thấp như nước ta (My-an-ma, Lào, Cam-pu-chia) bao gồm các nhà lãnh đạo, quản lý Nhà nước, cán bộ khoa học công nghệ, công nhân lành nghề.

Năm 1999 cả nước có 1,3 triệu người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên. Riêng Giáo sư, Phó Giáo sư có 807 người, 11.718 Tiến sỹ, 10.000 Thạc sỹ gần 1,77 triệu công nhân kỹ thuật, gần 1,6 triệu cán bộ trung cấp. Ngoài ra còn có 10 vạn trí thức Việt kiều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Từ năm 1991 đến 1999 lao động có chuyên môn kỹ thuật được đào tạo chính quy không những tăng về tuyệt đối mà còn tăng đáng kể cả về mặt tương đối. Cụ thể là tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng từ 6,6% năm 1991 lên 13,87% năm 1999. Trong đó công nhân kỹ thuật tăng từ 4.17% lên 5,44%, cán bộ trung cấp tăng từ 3,4% lên 4,9% và cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 2% lên 3,5%” [xem 18, tr.21,22]. Đây là những nhân tài của đất nước,

là lực lượng xung kích trong cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật và quản lý có khả năng tiếp thu công nghệ cao phục vụ nền kinh tế tri thức.

Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật(CMKT) của lao động 1996-2000 (% )

Năm 1996 1997 1998 1999 2000

-Không có CMKT - Có CMKT

Trong đó:

+Công nhân kỹ thuật + Sơ cấp + Trung cấp + Cao đẳng, đại học 87,69 12,31 4,38 1,77 3,84 2,30 100,00 87,71 12,29 4,38 1,5 3,80 2,60 100,00 88,13 13,31 4,75 1,45 4,01 3,10 100,00 86,13 13,87 5,44 1,76 4,90 3,50 100,00 84,49 15,51 6,78 6,78 4,84 3,89 100,00

(Nguồn: Thực trạng về Lao động-việc làm Việt Nam-Nxb Thống kê HN 1997,1998,1999,2000,).

Có thể khẳng định những thành tựu đạt được trong những năm đổi mới vừa qua về việc nâng cao trình độ tri thức nguồn nhân lực. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ những người lao động Việt Nam, từng bước phát triển vươn lên đảm nhận sứ mệnh cao cả, là đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Mặt khác, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng phấn đấu vươn lên, tự hoàn thiện về tri thức, đạo đức, sức khoẻ… để có được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đồng thời chính những thành tựu đó đã góp phần nâng cao chỉ số phát triển người (HDI) của người Việt Nam, làm cho chỉ số đó thường xuyên tăng lên. Theo bảng xếp hạng của chương trình phát triển liên hợp quốc( UNDP) thì trong vòng 10 năm gần đây chỉ số phát triển của người Việt Nam có những tiến bộ đáng kể. Cụ thể là từ 0,456 ( xếp thứ 121/147 nước ) năm 1990, tăng lên 0,664 (xếp thứ

110) năm 1999. So với chỉ số phát triển kinh tế GDP/đầu người (xếp thứ 133) chỉ số phát triển người vượt lên 23 bậc”[60, tr78].

Các chỉ số đó cho thấy rằng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và của Nhà nước. Chúng ta đã bước đầu xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức, có trí tuệ, đang góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới. Điều đó cũng có nghĩa rằng vai trò của tri thức đối với chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đã được nâng lên một cách đáng kể so với thời kỳ trước đổi mới. Nguồn nhân lực đó ngày càng được bổ sung và phát triển đảm nhận trọng trách quan trọng, đưa kinh tế nước ta phát triển và chủ động tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Tuy vậy với quan điểm biện chứng, nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta thấy rằng, bên cạnh những thành tựu trong việc trang bị tri thức cho nguồn nhân lực ở nước ta, thì một vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là chúng ta đang đứng trước thách thức rất lớn trong việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 33)