Vấnđề nâng cao tri thức về chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Trang 42 - 53)

Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua gần 18 năm. Trong khoảng thời gian chưa dài, nền kinh tế nước ta đã có bước thay đổi đáng kể, diện mạo đất nước đã khác trước nhiều, uy tín và vị thế của Việt Nam không ngừng tăng trên trường quốc tế. Những thành tựu đó đã và đang mở ra vận hội mới, nhằm đẩy nhanh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, trên chặng đường phát triển còn chứa đựng nhiều những nguy cơ tiềm ẩn đang thách thức chúng ta, mà một trong những nguy cơ đó được Đảng ta chỉ ra là nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để khắc phục nguy cơ đó, đưa nền kinh tế đất nước tiếp tục phát triển ổn định bền

vững, thì một trong những biện pháp cơ bản là phải nâng cao chất lượng nguồn lực con người, nâng cao tri thức cho người lao động về chuyên môn nghiệp vụ.

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cả một quá trình vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài cùng với việc thực hiện nhiều giải pháp. Đất nước chúng ta đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với điểm xuất phát rất thấp của nền kinh tế, đó là nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, trình độ dân trí thấp, trình độ tư duy nhất là tư duy khoa học còn chưa phát triển. Mặt khác, đất nước ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc, mà di hại của nó về kinh tế và xã hội không dễ gì khắc phục một sớm một chiều. Để có một nền kinh tế phát triển hiện đại phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới, thì “lộ trình” đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta không thể cứ tuần tự, mà đòi hỏi phải biết “đi tắt”, “đón đầu” vào những ngành và lĩnh vực kinh tế mà chúng ta có thể tận dụng để bứt lên đạt trình độ kinh tế thế giới.

Cả một thời gian dài, do tác động của nhiều yếu tố, mà phần nào chúng ta đã coi nhẹ chất lượng nguồn lực trí tuệ và do vậy, chưa có chiến lược lâu dài để đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực trí tuệ cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên nguồn nhân lực trí tuệ của ta còn thấp, kỹ năng lao động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, phần lớn lao động nước ta còn là lao động phổ thông, cơ bắp dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Với loại hình lao động này, giá trị của sản phẩm được quyết định chủ yếu do giá trị lao động cơ bắp và nguyên liệu. Bởi vậy, nó dẫn đến việc định hướng đánh giá cao, giá trị các nguồn lực vật chất, điều kiện tự nhiên, hơn là nguồn lực trí tuệ do đó dẫn đến việc xem nhẹ vai trò tri thức, thụ động, lười học, lười suy nghĩ luôn bằng lòng với chính mình. Cũng do nền kinh tế đất nước còn kém phát triển nên việc đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển con người, cho giáo dục và đào tạo, khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Ngày nay, do đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước, đã đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ hết sức quan trọng là phải có một quan điểm mới, cách

nhìn mới về chiến lược đào tạo con người phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. C.Mác chỉ ra rằng con người là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất và suy cho cùng mọi thành công hay thất bại đều do con người tạo ra. Một thực tế đặt ra hiện nay là sự phát triển của khoa học và công nghệ, theo hướng yêu cầu trí tuệ hoá ngày càng cao, đang làm mất dần đi “chỗ đứng” của người công nhân truyền thống lao động giản đơn và thay thế vào đó là một lực lượng công nhân lao động có trình độ học vấn và trí tuệ cao, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đủ sức thực hiện các chức năng xử lý thông tin, điều khiển tự động…phần công việc nặng nhọc còn lại chuyển giao cho máy móc. Yêu cầu đó đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tạo ra sự đồng đều về trình độ học vấn chung của lực lượng lao động xã hội và không ngừng nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho họ. Như vậy vấn đề tri thức hoá nguồn nhân lực được đặt ra như một xu thế không thể đảo ngược đối với bất cứ quốc gia nào trên bước đường phát triển. Để nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn lực lao động ở nước ta vấn đề đầu tiên đặt ra là phải nhanh chóng nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao trình độ học vấn cho người lao động, học vấn được xem như là phông, là nền, để tiếp thu tri thức khoa học. V.I.Lê-nin chỉ ra rằng học vấn có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở là bước chuẩn bị để dẫn tới sự phát triển cao về năng lực trí tuệ của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải được trang bị những tri thức khoa học hiện đại, những tinh hoa trí tuệ mới nhất của nhân loại trên cơ sở của nền văn hoá đương đại-chỉ có thể xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở một nền học vấn hiện đại và nếu họ không có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà thôi” [43,tr365].

Trong những năm trước mắt, với kết quả đạt được trong việc xoá mù chữ và phổ cập tiểu học trên toàn quốc, chúng ta tiếp tục phấn đấu để đến năm 2005 thực hiện phổ cập xong trung học cơ sở trên cả nước và tiến tới phổ cập trung

học phổ thông vào năm 2010. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước đang tập trung vào việc nâng cao học vấn, để tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, vì rằng trình độ học vấn càng cao, sẽ càng tạo điều kiện để tiếp thu tri thức và là cơ sở để phát triển kỹ năng khác vươn lên làm chủ khoa học-công nghệ tiên tiến. Việc nâng cao tri thức chất lượng nguồn nhân lực về chuyên môn nghiệp vụ cần hướng vào việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật. Đây là lĩnh vực chúng ta chưa chú ý quan tâm đào tạo, nên dẫn đến việc thiếu vắng một đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao, đã ảnh hưởng tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật của ta vừa yếu kém về mặt chất lượng vừa thiếu về mặt số lượng. Sự yếu kém về chất lượng có cả nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan, đó là phương tiện, đồ dùng trang thiết bị dạy học, máy móc, nhà xưởng…phục vụ cho dạy học quá cũ kỹ, lạc hậu về công nghệ. Mặt khác, đội ngũ công nhân kỹ thuật phân bố không đều giữa các vùng, miền và các ngành trong cả nước. Chúng ta đang đứng trước thách thức lớn về cạnh tranh và hội nhập, trong khi lợi thế của ta chỉ có giá công nhân rẻ lại đạng bị suy giảm. Bởi vậy vấn đề có tính cấp bách đặt ra hiện nay trên lĩnh vực đào tạo nghề ở nước ta là vừa phải gấp rút đào tạo mới, lại vừa phải tiến hành đào tạo lại nhằm đạt được mục tiêu mà Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra đến năm 2005 nâng tổng số người lao động qua đào tạo nghề lên 30% (năm 2000 là 20%) để đến năm 2010 nâng lên 40%. Muốn đạt chỉ tiêu đó cần tăng cường phát triển mạnh mẽ giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, mở rộng giáo dục đại học cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả. Thực hiện xã hội hoá công tác dạy nghề theo hướng đa dạng hoá các hình thức đào tạo, kết hợp giữa Nhà nước và các tổ chức kinh tế. Tiến tới phổ cập dạy nghề đại trà cho người lao động phù hợp năng lực, sở trường và tạo cơ hội cho người lao động ở mọi thành phần kinh tế đều được trang bị một nghề nhất định.

Trong khi tiến hành đào tạo một cách đại trà cho người lao động, thì cũng cần gấp rút đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ tay nghề bậc cao, kỹ thuật chuyên môn giỏi. Có như vậy người lao động sẽ nâng cao tri thức về nghề nghiệp, tự họ có thể đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất. Góp phần hình thành đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Việc giáo dục và đào tạo nghề cũng cần tập trung xây dựng một số trường trọng điểm, cho một số ngành, nghề, phù hợp với nhu cầu của thị trường và sản xuất. Hiện nay giữa Bộ giáo dục đào tạo và Tổng cục dạy nghề của Bộ lao động thương binh xã hội đã phối hợp đầu tư vào một số trường dạy nghề chất lượng cao cho các mũi nhọn kinh tế. Một số trường đã được nâng cấp lên đại học, được đổi mới trang thiết bị dạy học, hoặc liên doanh với nước ngoài để hợp tác đào tạo. Mở ra hướng phát triển mới trong công tác dạy nghề, thực hiện chủ trương phân luồng giáo dục, giảm sức ép của xã hội trong việc

thi vào đại học. Kết hợp tốt giữa đào tạo nghề với giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp.

Cùng với việc đào tạo mới, cần coi trọng công tác đào tạo lại một cách thường xuyên, liên tục, nhằm khắc phục sự “lão hoá” về tri thức người lao động. Đáp ứng nhu cầu cập nhật thường xuyên tri thức mới đặc biệt là tri thức về khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm bám sát những thay đổi nhanh chóng, phức tạp của kỹ thuật và công nghệ trong quá trình sản xuất. Muốn tạo được bước chuyển biến đó thì cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nguồn nhân lực với các địa phương, các cơ sở sản xuất. Mặt khác, cần có dự báo về nhu cầu của sản xuất và thị trường, không để bị hẫng hụt, thụ động chạy theo thị trường.

Trong quá trình đào tạo và trang bị tri thức cho nguồn nhân lực, ngoài việc đào tạo đồng đều thì cần chú ý bồi dưỡng, phát hiện, năng lực sáng tạo của cá nhân. Để họ có thể trở thành những kỹ sư, cử nhân tài năng hoặc các kỹ thuật viên

lành nghề. Nội dung đào tạo luôn luôn đổi mới đảm bảo tính hiện đại, bám sát yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với các nhà khoa học, những tài năng của đất nước, để họ có thể phát huy hết năng lực nguồn “chất xám” phục vụ cho Tổ quốc.

Như vậy, nói đến vấn đề nâng cao tri thức về chuyên môn nghiệp vụ cho việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực là muốn đề cập đến một vấn đề hết sức hệ trọng hiện nay, liên quan đến sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đảm bảo sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Như V.I.Lê-nin, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, đã từng khẳng định, đó là xét đến cùng thì năng suất lao động là yếu tố cơ bản để đảm bảo sự thắng lợi của một chế độ xã hội mới. Cho nên, việc chúng ta đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, trang bị học vấn cho người lao động, thực hiện đào tạo bồi dưỡng để hình thành đội ngũ công nhân, kỹ sư bậc cao, những nhà khoa học, những chuyên gia đầu ngành, đủ sức đáp ứng đòi hỏi của đất nước đã và đang trở thành vấnđề cấp bách hiện nay. Nhưng để tạo được bước đột phá làm thay đổi chất lượng tri thức nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi phải có những biện pháp hết sức cụ thể.

- Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức, coi đó là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển nhanh chóng đất nước. Việc xây dựng đội ngũ trí thức cần phải chú ý cả về số lượng và chất lượng, tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, giáo dục đào tạo đại học và sau đại học. Hình thành cho được đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, chuyên sâu trong các lĩnh vực nhất là các ngành và các lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Chú trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học ở các ngành các lĩnh vực. Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, cử những người giỏi ra nước ngoài học tập, tiếp thu trình độ khoa học-công nghệ tiên tiến thế giới để sau này họ trở về phục vụ đất nước. Hình thành đội ngũ những cử nhân, kỹ sư tài năng cùng các chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng họ trong hoạt động lao động sáng tạo.

Khuyến khích các nhà khoa học cao tuổi tiếp tục tham gia cống hiến, phục vụ và dìu dắt giúp đỡ các nhà khoa học trẻ hình thành sự kế thừa về nguồn lực trí tuệ. Đồng thời có chính sách để phát huy trình độ chuyên môn kỹ thuật của các trí thức Việt kiều, nhằm thu hút nguồn chất xám từ bên ngoài trở về phục vụ Tổ quốc.

-Xây dựng chiến lược đào tạo nhân tài cho đất nước nhằm phát triển đội ngũ những nhà khoa học hàng đầu trên các lĩnh vực. Từ xưa ông cha ta đã coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nên đề ra chính sách cụ thể để chiêu hiền đãi sĩ trọng dụng nhân tài cho đất nước. Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới vấn đề nhân tài càng cần hơn bao giờ hết. Bởi vậy, Nhà nước cần phải xây dựng chiến lược nhằm đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, bằng các biện pháp cụ thể như phát hiện, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng họ. Muốn vậy cần phải xây dựng các trường đại học trọng điểm, đầu tư trang thiết bị cùng các cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đồng thời tạo môi trường xã hội thuận lợi để các nhà khoa học có thể phát huy hết tài năng cống hiến cho đất nước.

2.2.2.Nâng cao tri thức về đạo đức, lối sống, thẩm mỹ cho nguồn nhân lực.

Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đã đặt ra một nhu cầu rất lớn đối với đất nước ta là phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao đó, trước hết đòi hỏi có tri thức có trí tuệ cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới hiện nay của nước ta. Mặt khác nguồn nhân lực đó ngoài việc vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, họ còn phải biết thích ứng với điều kiện, môi trường lao động mới, thích ứng với cơ chế thị trường. Có khả năng tự giải quyết và tự tìm kiếm việc làm phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.

Để có được những phẩm chất đó đòi hỏi người lao động phải được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống, kết hợp giữa đào tạo với quá trình tự đào tạo. Nhưng để nguồn nhân lực phát triển một cách toàn diện thì ngoài tri thức, năng lực

chuyên môn, họ còn rất cần được trang bị tri thức về các lĩnh vực như đạo đức, thẩm mỹ, lối sống. Sự kết hợp các yếu tố đó trong con người, sẽ tạo nên một phông văn hoá cho người lao động góp phần hoàn chỉnh nhân cách người lao động mới. Cho nên khi phân tích tri thức nguồn nhân lực, chúng ta còn phải thấy được đó là sự kết hợp, là tổng hoà cuả các phẩm chất, mà các phẩm chất đó luôn mang tính lịch sử cụ thể, đáp ứng được đòi hỏi của hoàn cảnh và của cuộc sống. Sự

Một phần của tài liệu Vai trò của tri thức trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay (Trang 42 - 53)