Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 31 - 37)

phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”

Lịch sử phát triển chân chính của xã hội loài người là lịch sử phát triển của con người, do con người, vì con người. Con người làm ra lịch sử của chính bản thân mình và là động lực của lịch sử. Khi khẳng định chân lý vĩnh

32

hằng đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã đồng thời chỉ rõ xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất, bao gồm những con người và công cụ sản xuất do con người sáng tạo ra. Sự phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ phát triển của xã hội. Con người khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên cho sự sinh tồn, phát triển của chính con người và quyết định quan hệ của con người trong quan hệ sản xuất. Khi nền sản xuất xã hội càng phát triển, khi tính chất xã hội hoá của nền sản xuất đó càng cao, thì lại càng cần đến những con người có khả năng và phẩm chất cao, “những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông” và “nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên cho sự phát triển xã hội” [36, tr.19-20]. Theo đó, con người phát triển toàn diện không chỉ là mục đích tự thân của sự phát triển mà còn là động lực của sự phát triển.

Một xã hội được coi là phát triển khi lực lượng sản xuất của nó đã phát triển đến một trình độ cao. Nói cách khác, một xã hội chỉ có thể phát triển khi nó tạo ra cho mình một đội ngũ những người lao động có đủ năng lực và phẩm chất để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển của mình.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nước đã đặt con người vào vị trí trung tâm, chuyển đối tượng khai thác vào chính bản thân con người, nhờ vậy các nước này đã đạt được sự phát triển thần kỳ. Sự phát triển của những nước, vùng lãnh thổ ở Đông Á là một thí dụ điển hình. Để chuẩn bị cho công nghiệp hoá, Hàn Quốc đã có kế hoạch “trí tuệ hoá” toàn dân. Ngay từ những năm 1960 họ đã đạt được 100% lao động có trình độ văn hoá cấp 1. Đến năm 1990 thì 94% lao động đã qua tốt nghiệp cấp 2. Chi phí cho giáo dục của họ chiếm hơn 20% tổng chi ngân sách nhà nước [37, tr.58]. Ở Đài Loan,

33

trong 30 năm từ 1952 đến 1981, tổng giá trị sản phẩm quốc dân tăng 26,43 lần nhưng kinh phí cho giáo dục tăng hơn 90 lần [20, tr.22]. Nền kinh tế của những nước này phát triển có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân chung là do sự phát triển nhanh về giáo dục và khoa học kỹ thuật, nói một cách khác, là do giáo dục và khoa học phát triển, chất lượng nguồn lực con người được nâng cao. Các công trình nghiên cứu về Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Singapore, Đài Loan đã cho thấy rằng, sự thành công về kinh tế mà các quốc gia, lãnh thổ này đạt được có nhiều nguyên nhân, mà trước tiên là do “các quốc gia và lãnh thổ này có một nguồn vốn con người rất tốt do coi trọng giáo dục đã trở thành truyền thống và do sự hỗ trợ học tập của người dân qua hoạt động thực tế” [19, tr.92]. GS. TS sử học người Mỹ Paul Kennedy, trong cuốn sách Chuẩn bị cho thế kỷ XXI, nhấn mạnh rằng: một trong ba yếu tố then chốt trong mọi nỗ lực chung của tất cả các quốc gia (cả phát triển và đang phát triển) để chuẩn bị cho thế kỷ XXI là nâng cao vai trò

của giáo dục. Vị anh hùng dân tộc và nhà nhân văn chủ nghĩa lớn Hồ Chí

Minh cũng đã từng nói lên tư tưởng này một cách sâu sắc rằng: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa”, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quá trình xây dựng CNXH ở nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để đảm bảo cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thành công thì phải “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [8, tr.85]. Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, thể hiện sự thay đổi căn bản quan niệm của Đảng về vai trò của con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội so với trước đó. Ta phải khách quan thừa nhận rằng, ở nước ta đã có một thời, con người với tất cả vị

34

trí và đặc điểm của nó chưa được nhận thức đúng đắn và đầy đủ. Mặc dù khẳng định vai trò quyết định của con người trong sự phát triển của xã hội, nhưng trong quan niệm về con người hầu như chúng ta chỉ thiên về khía cạnh “con người phương tiện” để khai thác chứ chưa ý thức đầy đủ mối quan hệ biện chứng giữa hai nhu cầu phổ quát ở con người là nhu cầu cống hiến và nhu cầu hưởng thụ. Mặt khác, cũng tồn tại những quan niệm sai lầm cho rằng bình đẳng nghĩa là tất cả mọi người phải như nhau về mọi mặt, kể cả bình đẳng về năng lực, về thể lực và trí lực cá nhân. Vì vậy, ở nước ta trước đây trong công cuộc xây dựng CNXH, tuy cơ bản đã có chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, đã xây dựng được một nền công nghiệp nặng với mức độ khác nhau, với những phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại, nhưng vẫn chưa nâng cao được hiệu quả sản xuất. Chủ nghĩa bình quân, cào bằng đã làm triệt tiêu động lực kích thích tính tích cực của con người, làm con người thờ ơ, quay lưng lại với công việc. Chính thái độ thiếu hăng hái sản xuất của người lao động là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ kéo dài và khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ XX. Thực tế, con người với tất cả tiềm năng, hiện trạng và sức mạnh thực sự của nó chưa thực sự được nhìn nhận là một nguồn lực của bản thân sự phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy, con người vô tình bị đặt ra ngoài hệ thống các nguồn lực nội tại của sự phát triển và vị trí trung tâm của con người trong sự phát triển xã hội không hoàn toàn đúng với nghĩa của nó.

Xuất phát từ nền tảng tư tưởng, lý luận và thực tiễn phát triển xã hội, trong những năm gần đây, Đảng ta đã nhận thức đầy đủ quan điểm coi con người là tài sản quý giá nhất, giữ vị trí trung tâm, là nguồn lực cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, “Con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia” [11, tr.5].

35

Nhiều nghị quyết của Đảng đã đề cập đến vai trò của con người, coi việc xây dựng chiến lược con người Việt Nam toàn diện là nhiệm vụ có ý nghĩa hàng đầu, trọng tâm. Mọi chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đều hướng đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn diện, “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [11, tr.5]. Và hơn thế nữa, Đảng ta coi việc phát triển con người Việt Nam toàn diện không chỉ là mục tiêu của công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng XHCN, mà còn là động lực mạnh mẽ nhất để đưa sự nghiệp cao cả đó đến thắng lợi cuối cùng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH của Đảng đã khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [10, tr.13]. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm “nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam, là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [8, tr.21].

Như vậy, phát triển đất nước phải hướng tới mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho mọi người dân trong quốc gia, để trên cơ sở đó tạo ra một đội ngũ người lao động có chất lượng, một nguồn nhân lực dồi dào – “nguồn lực quan trọng nhất” trong các nguồn lực, nguồn lực nội sinh – làm động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của xã hội.

Giờ đây, khi nói đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta đều nói đến chiến lược con người. Thực ra đây không phải là hai vấn đề, hai nội dung tách rời nhau mà là sự nhấn mạnh và bước đầu thể hiện sự coi trọng yếu tố con người. Bởi lẽ, nếu không thành công trong chiến lược con người

thì sẽ thất bại trong mọi chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Điều này càng đúng hơn khi nước ta đang bước vào cuộc trường chinh mới đòi hỏi rất cao về

36

trí tuệ và bản lĩnh con người Việt Nam. Đó là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão và xu thế hội nhập quốc tế. Vì vậy Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát triển kinh tế theo con đường XHCN ở nước ta là quá trình giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giầu cho mình và cho đất nước. Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội” [7, tr.115].

Trong thời đại ngày nay vai trò quyết định của nguồn lực con người không chỉ là sức mạnh cơ bắp, mà chủ yếu là sức mạnh trí tuệ. Xét đến cùng, có thể nói rằng con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Tuy nhiên, để thực hiện thành công vai trò quyết định đó của nguồn lực con người, người lao động phải có những năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, những năng lực và phẩm chất chủ yếu cần có ở người lao động phải thể hiện tinh thần yêu nước, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, sức khoẻ, văn hoá lao động công nghiệp, những giá trị nhân văn, trong đó năng lực trí tuệ là quan trọng nhất.

Từ vị trí, đặc điểm của nguồn lực con người và những năng lực, phẩm chất cần có ở người lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như vậy, vấn đề đặt ra là phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện thực trạng và đặc điểm của nguồn lực con người ở nước ta, cũng như mỗi địa phương, để từ đó có hướng khai thác và phát triển hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người đảm bảo cho sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

37

Đó cũng là quan điểm phát triển nội sinh và chỉ bằng cách đó mới bảo đảm cho nền kinh tế nước ta đạt được sự phát triển nhanh và bền vững.

Chương 2

THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VĨNH PHÚC HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)