NGUỒN LỰC BÊN NGOÀ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 27 - 31)

28

Thứ hai, các nguồn lực khác như vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài

nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng chỉ phát huy hiệu quả khi được kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con người. Trong hệ thống các nguồn lực, chỉ có nguồn lực con người là nguồn lực biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết lợi dụng các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp, cùng tác động vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Các nguồn lực khác là khách thể chịu sự cải tạo, khai thác và sử dụng của con người, hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người, nếu con người biết cách tác động và chi phối. Nói một cách khác, thiếu sự hiện diện của con người thì mọi nguồn lực trở nên vô nghĩa, thậm chí khái niệm “nguồn lực” cũng không còn lý do để tồn tại. Sự khẳng định này không chỉ nói lên vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác, mà còn phản ánh một đặc điểm quan trọng hàng đầu của nó, đó là: nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất mà nhờ nó, các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với ý nghĩa đó, nguồn lực con người là yếu tố không thể thay thế được. Ở nước ta hiện nay, sự nghiệp CNH - HĐH đòi hỏi phải có nhiều vốn. Nhưng vốn chỉ phát huy tác dụng, trở thành nguồn lực quan trọng của sự phát triển khi nó nằm trong tay những con người biết sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Trong bộ Tư bản, khi đề cập quá trình chuyển hoá của tiền tệ, C.Mác đã lý giải một cách khoa học rằng, tiền tệ chỉ trở thành tư bản thông qua sức lao động của người công nhân và nhờ vậy tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Điều đó, cũng có nghĩa là: vốn chỉ có sức mạnh một khi thông qua trí tuệ và sức lao động của con người. Vì thế, sẽ là sai lầm nếu chỉ biết kêu gọi vốn đầu tư, thu hút vốn bằng mọi giá mà không quan tâm đào tạo những người có đủ năng lực tương xứng với những nguồn vốn đó. Ngày nay, trước xu thế quốc tế

29

hoá mạnh mẽ đời sống kinh tế - xã hội, sự hợp tác - kêu gọi đầu tư nước ngoài cũng là nguồn lực quan trọng. Các nước đang phát triển muốn thông qua con đường này để thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Song mức độ tiếp thu và hiệu quả của nó lại phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của đội ngũ lao động, những người tiếp nhận và sử dụng nó. Thực tiễn hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta đã chứng minh rằng, trong nhiều trường hợp, do thiếu hiểu biết, hoặc do phẩm chất đạo đức kém của một số cán bộ, nhà quản lý trong các cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp... nên người ta đã sử dụng nguồn vốn vay không hợp lý, gây thiệt hại lớn cho nhà nước. Thực tế cho thấy, hàng trăm nước có thể kế thừa những kinh nghiệm đồ sộ và sự trợ giúp từ bên ngoài, nhưng số nước thành công lại không nhiều. Qua đó ta có thể khẳng định, nguồn lực bên ngoài tuy rất quan trọng, nhưng chỉ là sự hỗ trợ chứ không thể thay thế cho vị trí quyết định là nguồn lực bên trong. Trong tác phẩm “Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc” nhà sử học Mỹ nổi tiếng Paul Kennedy cũng cho rằng: “Sức mạnh của một quốc gia - dân tộc... trước hết bao gồm bản thân quốc gia đó: những con người với tài năng, nghị lực, tham vọng, kỷ luật, sáng kiến của họ…” [21, tr.70].

Sự giầu có về tài nguyên thiên nhiên và những ưu thế về vị trí địa lý cũng sẽ mất đi ý nghĩa khi chủ nhân của nó không có năng lực khai thác và sử dụng hợp lý. Nói cách khác, nếu con người biết cách khai thác thì sự giầu có về tài nguyên thiên nhiên và những ưu thế về vị trí địa lý sẽ là những nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngược lại, nếu con người chỉ biết khai thác theo kiểu “tước đoạt tự nhiên”, không biết tái tạo tự nhiên thì sẽ làm cho tự nhiên cạn kiệt, gây nên thảm hoạ về môi trường sinh thái và đến một lúc nào đó tự nhiên sẽ “trả thù” con người .

Trước đây, sự giầu có, sức mạnh của một quốc gia, một dân tộc thường được hiểu đồng nghĩa với sự phong phú, giầu có của các nguồn tài lực, hoặc

30

được đánh giá thông qua khối lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Còn ngày nay, nhờ những thành tựu to lớn của khoa học - công nghệ, sự giầu có của mỗi nước không chỉ đơn giản đo bằng khối lượng của cải tài nguyên thiên nhiên; trong thực tiễn, một nước nghèo về của cải tự nhiên vẫn có thể trở thành một nước giầu mạnh, nếu ở đó có được chiến lược đúng, nguồn lực con người chất lượng cao và được khai thác hợp lý. Các nước công nghiệp mới ở Châu Á là những chứng cứ xác thực cho điều này. Các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đều không giầu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng đã có nền kinh tế phát triển mạnh, là những trung tâm kinh tế của khu vực cũng như trên thế giới. Ngược lại có những quốc gia có đầy dủ những yếu tố thuận lợi của tự nhiên nhưng do không có chiến lược khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, cũng như nguồn lực con người nên đã phát triển không đạt được yêu cầu đặt ra.

Thứ ba, chính con người phát hiện ra các nguồn lực, sáng tạo ra các

nguồn lực vốn không có sẵn trong tự nhiên. Chẳng hạn, con người tạo ra vốn, tài chính, khai thác những lợi thế của vị trí địa lý, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội và đời sống con người.

Như vậy, nguồn lực con người là nguồn lực nội tại, cơ bản, tất yếu, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội; là chủ thể trực tiếp, hiện thực quyết định toàn bộ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; là khách thể cần được khai thác triệt để trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời là đối tượng được thụ hưởng những thành quả của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, con người mục tiêu và con người phư-

31

ơng tiện có sự gắn bó hữu cơ. Con người mục tiêu chi phối con người con người phương tiện; ngược lại, con người phương tiện phục vụ cho con người mục tiêu, vì con người mục tiêu. Đó là quan hệ biện chứng giữa con người phương tiện và con người mục tiêu. Theo đó, khi khai thác, sử dụng phương tiện người, chủ thể quản lý phải căn cứ vào con người mục tiêu để xác định cách thức, mức độ và điều kiện khai thác hợp lý; kết hợp khai thác và nuôi dưỡng, phát triển nguồn lực con người. Đồng thời, phải thấy được phương

tiện người là loại phương tiện đặc biệt, có ý thức, có tính xã hội, chủ thể mang

nhân cách. Nếu coi con người chỉ là phương tiện thuần tuý như các phương tiện khác thì đã hạ thấp con người xuống hàng sinh vật, vật thể, làm tha hoá con người. Về nguyên tắc, việc khai thác, sử dụng nguồn lực con người phải nhằm không ngừng phát triển và hoàn thiện con người; gia tăng giá trị của con người, đó chính là giá trị nhân văn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, với bất cứ quốc gia nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, so với nguồn lực tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn vốn, cơ sở vất chất kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài.. thì nguồn lực lâu bền nhất và quan trọng nhất trong sự phát triển của mỗi quốc gia chỉ có thể là con người –“nguồn lực của mọi nguồn lực”.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)