Kết hợp phát triển giáo dục đào tạo với phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 63 - 71)

Có thể nói, nếu như nguồn lực con người quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, thì giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người. Với tính cách là động

64

lực phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo chuẩn bị con người cho sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, cho lợi ích hiện tại và cho tương lai của đất nước.

Thực tiễn lịch sử thế giới, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, đã chứng minh rằng trong các yếu tố tạo nên sự thành công của một quốc gia, nền giáo dục và đào tạo của quốc gia đó là yếu tố cơ bản. Nhật Bản là thí dụ điển hình. Coi giáo dục là cái gốc để dựng nước, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người, khai thác và sử dụng triệt để tiềm lực trí tuệ trong mỗi người và đã rất thành công. Thật ra, hiện nay hầu hết các dân tộc - quốc gia đều coi trọng vấn đề giáo dục, đào tạo và nhiều nước nhờ có chiến lược và chính sách giáo dục thích hợp nên đã tiến xa trong bậc thang xếp hạng về chỉ số phát triển con người của UNDP. Ở nước ta, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã sớm ý thức được vai trò của giáo dục và đào tạo, đã xây dựng nên truyền thống hiếu học, trọng hiền tài, vì “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Ngay từ khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Người cho rằng trong thời kỳ hoà bình thì giặc dốt là nguy hiểm hơn cả, vì giặc dốt sinh ra biết bao sai lầm, tai hoạ cho xã hội; chống được giặc dốt thì giặc đói, giặc ngoại xâm sẽ bị đẩy lùi. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã khẳng định “Giáo dục là một nhân tố có tầm quan trọng bậc nhất, góp phần làm nên không chỉ sự nghiệp của một con người, mà còn là động lực làm nên lịch sử của một dân tộc…” [15, tr.59].

Đối với nước ta nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng, để phát huy đầy đủ và đúng đắn vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất thiết phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, cả về thể lực và trí lực. Muốn vậy, phải coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo nhằm phát triển thể lực và trí tuệ con người. Đầu tư cho giáo dục được coi

65

là một trong những hướng chính của đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì, mục tiêu của giáo dục - đào tạo là: nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có trí thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng và tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Như vậy, khi giáo dục - đào tạo phát triển sẽ góp phần hình thành những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề, những cán bộ quản lý kinh doanh, cán bộ nghiên cứu khoa học có phẩm chất và năng lực cao. Mặt khác, khi đã được trang bị kiến thức nhất định, người lao động sẽ nâng cao hơn tính tự giác và tính kỷ luật, họ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc, tích cực tham gia hơn vào các hoạt động kinh tế xã hội. Nói cách khác, giáo dục - đào tạo tạo ra sự chuyển biến tích cực về chất trong lực lượng lao động góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực con người.

Giáo dục - đào tạo phải phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cả về quy mô, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ. Sự phát triển giáo dục - đào tạo có quan hệ hữu cơ với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Trong mối quan hệ đó thì sự phát triển kinh tế quyết định sự phát triển của giáo dục - đào tạo. Song chúng ta không thể chờ cho kinh tế phát triển rồi mới phát triển giáo dục - đào tạo. Bởi con người chính là sản phẩm của giáo dục, đồng thời cũng là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố quyết thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trong những năm qua, nền giáo dục Vĩnh Phúc đã có bước phát triển, song trong thực tiễn, sự phát triển của giáo dục – đào tạo chưa theo kịp sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển của nền sản xuất. Nền kinh tế của Vĩnh Phúc những năm vừa qua có sự phát triển vượt bậc, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong các ngành diễn ra nhanh

66

chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tuy vậy, trình độ của lực lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao. Nhiều bộ phận người lao động trong quá trình sản xuất, canh tác vẫn dựa trên kinh nghiệm truyền thống, sử dụng công cụ lao động thô sơ, lạc hậu, đặc biệt là ở các vùng dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa dẫn tới hiệu quả lao động thấp. Để giải quyết vấn đề này, Vĩnh Phúc phải dựa vào giáo dục - đào tạo.

Trên cở sở đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của nền giáo dục - đào tạo những năm vừa qua, để góp phần nâng cao và phát huy tốt hơn nữa nguồn nhân lực con người trong những năm tới, theo chúng tôi nền giáo dục- đào tạo Vĩnh Phúc cần chú ý một số vấn đề sau:

Một là: Nhận thức đúng vị trí của giáo dục - đào tạo.

Điều đầu tiên cần phải chú ý, đó là phải làm cho toàn thể các cấp các, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc rằng: giáo dục - đào tạo là nền tảng của chiến lược con người; rằng, mọi chiến lược phát triển kinh tế – xã hội sẽ không thể thành công nếu không coi trọng phát triển giáo dục - đào tạo. Khi tỷ lệ lao động cơ bắp ngày một giảm, lao động trí tuệ ngày một tăng; khi lợi thế về giá nhân công và điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc sẽ nhanh chóng mất tác dụng, do yêu cầu của những dự án đầu tư vào tỉnh cần có nguồn lao động có trình độ, tay nghề cao nhưng lực lượng lao động của tỉnh lại không đáp ứng được, đây là quan điểm có tính cấp thiết hiện nay. Bởi thế, giờ đây Vĩnh Phúc phải thật sự coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách

hàng đầu” như Đảng ta đã xác định: Giáo dục- Đào tạo phải đi trước một

bước, thậm chí đi trước nhiều bước; nếu muốn phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

67

Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục là giải pháp có tính tiền đề cho giáo dục Vĩnh Phúc phát triển và đi lên. Nguồn lực cho giáo dục bao gồm nguồn lực ngân sách và nguồn lực con người. Nguồn lực ngân sách được tăng cường bằng ngân sách nhà nước kết hợp với ngân sách các nguồn khác như huy động trong nhân dân, trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và nước ngoài.

Nguồn lực con người bao gồm con người của địa phương và con người từ nơi khác đến. Tăng cường nguồn lực cho giáo dục trước hết là đầu tư ngân sách nhằm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy cho đội ngũ giáo viên các cấp và nhằm đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên, đối tượng chính của giáo dục đạt kết quả cao hơn. Tăng cường nguồn lực ngân sách cho giáo dục còn là tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Trong đó cũng cần tăng cường nguồn lực cho giáo dục các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số người Dao, Sán Dìu, Cao Lan, là những nơi, những dân tộc có mặt bằng giáo dục thấp kém so với mặt bằng giáo dục chung. Tăng cường nguồn lực con người trong giáo dục không có gì khác hơn là thu hút học sinh giỏi vào các trường sư phạm, các cán bộ giáo dục có trình độ, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục bằng những chính sách hợp lý và thoả đáng, không chỉ với con người tại chỗ mà còn với con người từ nơi khác đến.

Ba là: Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục - đào tạo

Phải tăng số lượng người học thông qua đa dạng hoá các hình thức và loại hình đào tạo để các tầng lớp dân cư có điều kiện nâng cao dân trí, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn lao động.

68

Muốn vậy, nền giáo dục của tỉnh phải thay đổi ở mọi cấp học, từ phổ thông cho tới giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề. Đặc biệt ở Vĩnh Phúc hiện nay việc mở rộng quy mô không chỉ dựa trên nhu cầu mặt bằng dân trí, mà quan trọng hơn là phải căn cứ vào yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội.

Trên tinh thần đó, với hiện trạng cơ cấu trình độ lao động của Vĩnh Phúc hiện nay, cần đẩy nhanh tốc độ phát triển đào tạo lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, kỹ sư. Để đáp ứng yêu cầu đó, bên cạnh việc khuyến khích con em thi vào hệ thống các trường cao đẳng, đại học trong cả nước, Vĩnh Phúc cần nâng cao năng lực đào tạo của các trường thuộc diện Tỉnh quản lý, mở rộng thêm các trường mới, nâng cấp một số trường chuyên nghiệp do tỉnh quản lý lên thành trường cao đẳng, đại học, đặc biệt là các trường chuyên ngành về kỹ thuật – công nghệ, đa ngành nghề. Vì thực tế hiện nay, Vĩnh Phúc chưa có một trường đại học, cao đẳng kỹ thuật riêng nào phục vụ cho nhân dân trong Tỉnh. Đây là vấn đề rất cấp thiết với Vĩnh Phúc hiện nay, là yếu tố cơ bản để nâng cao và phát huy năng lực của người lao động trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, để các trường đào tạo nhanh chóng phát huy được hiệu quả, thì phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở kí kết các hợp đồng đào tạo trực tiếp theo yêu cầu của các doanh nghiệp; Tỉnh cần tăng cường đào tạo nghề mới hoặc đào tạo lại công nhân kỹ thuật bằng các khoá học dài hay ngắn ngày dưới hình thức kèm cặp tại chỗ ở cơ sở sản xuất, với phương châm “cần gì học nấy”, học đi đôi với hành. Cách đào tạo này có hiệu quả về nhiều mặt, không chỉ tạo ra thị trường sử dụng sản phẩm đào tạo, nối liền đào tạo với sử dụng, mà còn hình thành quan hệ ràng buộc về mặt trách nhiệm, nghĩa vụ giữa cơ sở sử dụng lao

69

động với cơ sở đào tạo về vốn, về điều kiện thực hành kỹ năng. Mặt khác, nó còn kích thích, phát huy tính chủ động tích cực và khai thác khả năng sáng tạo của người học. Đây là một phương pháp phổ biến ở các nước phát triển, nhưng ở nước ta mô hình này còn chưa được thực hiện nghiêm túc và chưa phát huy hiệu quả trong hầu hết các trường đào tạo. Thực hiện nghiêm túc vấn đề này cũng chính là thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học mà bấy lâu nay ngành giáo dục vẫn kêu gọi, nhưng thực tế chưa đạt hiệu quả chưa cao.

Mặt khác, để cho việc mở rộng và phát triển nhanh đào tạo nghề, Vĩnh Phúc cần thực hiện triệt để việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tỉnh cần có cơ chế, chính sách riêng nhằm làm cho mọi người nhận thức đúng giá trị xã hội của từng loại lao động, khuyến khích vật chất cho học sinh vào học trong các trường nghề. Phải có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với công nhân kỹ thuật cao, coi họ là những người tài cần được bồi dưỡng, tôn vinh.

Nhằm phát huy tốt nguồn nhân lực, Tỉnh cũng cần công bố rộng rãi các ngành, các bậc đào tạo đang thiếu, đang thừa, sẽ thiếu và sẽ thừa trong tương lai gần, để từ đó người học xác định ngành học và bậc đào tạo phù hợp, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” như hiện nay.

Bốn là: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Chất lượng của sản phẩm giáo dục, đào tạo phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, Tỉnh phải cấp bách xây dựng được đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, chỉ tuyển những giáo viên thực sự có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

70

kiến thức và kỹ năng sư phạm vào làm việc trong ngành, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh chính sách chung của nhà nước về chế độ tiền lương, phụ cấp, Tỉnh cần có những ưu đãi riêng như: khuyến khích trợ cấp hoàn toàn cho mọi giáo viên có nhu cầu học cao hơn lên các bậc học thạc sỹ, tiến sỹ; thuyên chuyển những cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ đến những nơi họ có điều kiện phát huy hết năng lực của mình; ưu đãi về phụ cấp, nhà ở... để họ yên tâm công tác.

Hiện nay ở bậc phổ thông 95% số giáo viên đạt chuẩn, trong đó giáo viên khối phổ thông trung học có bằng thạc sỹ là 16%, giáo viên khối chuyên nghiệp, dạy nghề là 50%, đây là tỷ lệ cao so với mức trung bình của cả nước. Nhưng so với yêu cầu trong những năm tới, cần phải phát triển mạnh hơn nữa, tương ứng là 30- 40% và 70- 80% vào năm 2010. Mặt khác, sau khi họ hoàn thành việc bồi dưỡng nâng cao, Tỉnh cần có chính sách sử dụng hợp lý và khai thác có hiệu quả tài năng của họ.

Việc thực hiện những vấn đề trên là cần thiết đối với ngành giáo dục - đào tạo Vĩnh phúc hiện nay, phải gắn phát triển giáo dục - đào tạo với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm tới, ở Vĩnh Phúc sự phát triển của nền sản xuất sẽ tạo ra sự thay đổi của của cơ cấu kinh tế, dẫn tới sự thay đổi của cơ cấu lao động. Dự tính tới năm 2010, lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm từ 70,5% hiện nay xuống còn 45 - 48%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ sẽ chiếm 52- 55%, đồng thời lao động đã qua đào tạo sẽ chiếm 40- 45% trên tổng số lao động toàn tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới ngành giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc cần có nhiều giải pháp nhằm phát huy tốt nguồn nhân lực con người, để đáp ứng sự thay đổi và phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

71

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 63 - 71)