Dân chủ XHCN không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực to lớn của sự nghiệp xây dựng CNXH. Sự nghiệp đổi mới đất nước phải dựa trên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Muốn động viên và tổ chức sức mạnh đó thì việc thực hiện dân chủ, mở rộng dân chủ, nâng cao dân trí là một yêu cầu cơ bản. Không có nó thì không có CNXH, không có nhà nước của dân, do dân, vì dân và không thể thành công trong việc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, bất công và các tệ nạn xã hội khác. Thực thi dân chủ, mở rộng dân chủ sẽ làm tăng lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN ở nước ta. Từ đó nhân dân sẽ phấn khởi, hăng say và tích cực đóng góp vào sự phát triển bền vững theo định hướng XHCN. Mở rộng dân chủ là điều kiện để cho mọi người phát triển hài hoà, phát huy tối đa khả năng xây dựng đất nước và mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Trên cơ sở những điều kiện thực tiễn của tỉnh Vĩnh Phúc, để mở rộng và phát huy triệt để quy chế dân chủ ở cơ sở trong đời sống nhân dân, cần tập trung vào các giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và hoạt động của các đoàn thể trên cơ sở hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Đẩy mạnh việc cải cách hành chính, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, nhũng nhiễu với dân. Chấn chỉnh lại quy chế tiếp dân. Giải quyết kịp thời, có hiệu
80
quả các đơn thư tố cáo, kiến nghị của nhân dân, tránh hình thức. Cần quy định quyền hạn, trách nhiệm và thời hạn giải quyết cụ thể cho cán bộ các cấp chính quyền, không để tình trạng tồn đọng kéo dài, lòng vòng, lẩn tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho nhau. Làm tốt hai việc: một là, niêm yết quy chế về những nội dung dân được biết, dân được bàn, dân làm, dân giám sát, kiểm tra tại trụ sở làm việc của các cấp chính quyền cơ sở; hai là, mỗi xã, phường có hòm thư “dân chủ” để nhân dân được góp ý về chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, về phẩm chất đạo đức phong cách lối sống của cán bộ. Đồng thời có kế hoạch bố trí lịch tiếp xúc cử tri để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân.
Hai là, củng cố, đổi mới nội dung, cơ chế, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hài hoà với sự vận hành của hệ thống chính trị cơ sở
Cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể, hướng tới bám sát những công việc cụ thể, thiết thực đang diễn ra tại địa phương. Cần có sự phối hợp thống nhất chặt chẽ và thường xuyên giữa lãnh đạo chính quyền với lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong mọi mặt công tác. Xây dựng đội ngũ cán bộ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở đủ mạnh, có tâm huyết và có kiến thức pháp luật, có bản lĩnh, lập trường vững vàng, sẵn sàng phản ánh, góp ý kiến, kiến nghị Đảng, chính quyền trong việc thực hiện chính sách, pháp luật nói chung và Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn nói riêng. Mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể phải thực hiện tốt việc tuyên truyền và thực hiện Quy chế trong phạm vi tổ chức của mình. Tăng cường và mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp nhằm khơi dậy trí sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, thu thập được nhiều ý kiến hay, những kinh nghiệm tốt của dân. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa dân chủ đại
81
diện và dân chủ trực tiếp, có sự chắt lọc, cân nhắc, lựa chọn hình thức cho phù hợp nội dung công việc, hoàn cảnh thực hiện.
Ba là, xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá đúng pháp luật đi đôi với quán triệt, rà soát và hoàn thiện văn bản pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát huy dân chủ cộng đồng trong quản lý và xây dựng nông thôn mới
Tăng cường nghiên cứu, tiếp tục bổ sung, sửa đổi quy chế, quy ước, hương ước, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở nông thôn nhằm góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Thông qua cộng đồng dân cư, phát hiện, kiểm soát mọi hành vi tiêu cực của các thành viên trong thôn, bản, làng. Dựa vào cộng đồng dân cư để tạo dư luận đấu tranh với các tư tưởng tiêu cực, vi phạm đạo đức truyền thống dân tộc, tạo thành nề nếp, phong trào nhân dân “tự vận động” nhau thực hiện theo luật pháp, hương ước, quy ước, của thôn, làng và của Quy chế dân chủ cơ sở. Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thành hệ thống pháp luật, rà soát lại các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Xoá bỏ mọi vật cản để khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo trong nhân dân. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung chính trong chính sách, pháp luật, quản lý tài chính, quy định về các khoản đóng góp của dân. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở không chỉ là vấn đề bảo vệ quyền lợi của công dân mà còn nhằm ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi các hiện tượng phản dân chủ. Thực hiện dân chủ phải đi liền với duy trì kỷ cương, phép nước.
Bốn là, đưa nội dung thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở thành một tiêu chuẩn đánh giá, kiểm điểm và bình xét thi đua.
82
Việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở hiện nay là một công tác quan trọng thể hiện bản chất của chế độ ta nhằm phát huy dân chủ XHCN trong nhân dân, tạo khí thế dân chủ, bình đẳng, công khai, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và mọi biểu hiện tiêu cực, lập thế trận toàn dân tham gia đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các âm mưu phá hoại của kẻ địch. Đây là một nội dung lớn trong công tác của mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan tổ chức, cá nhân. Do đó, cần được đưa vào nội dung kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hàng năm như là tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại danh hiệu thi đua của từng đơn vị và cá nhân cán bộ, đảng viên, nhân viên công tác trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta.