Xây dựng ý thức, tác phong công nghiệp cho người lao động

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 76 - 79)

Trước hết, phải khẳng định rằng những tư tưởng cơ bản, nổi bật mà con người Việt Nam lấy đó làm tiêu chí quan trọng nhất trong bảng giá trị đạo đức của mình, làm cơ sở hướng dẫn cho mọi hành động của mỗi thành viên và của cả cộng đồng - đó là tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, tư tưởng nhân văn, nhân ái, trọng đạo lý trong lối sống, trong ứng xử giữa người với người, giữa cộng đồng với cộng đồng. Ngoài ra, quá trình lao động sản xuất trong nền kinh tế tiểu nông và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã hình thành nên ở con người Việt Nam truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ. Thậm chí chịu khổ còn trở thành một lối nghĩ, một triết lý sống được nhiều người chấp nhận. Chính tâm lý giỏi chịu đựng, cần cù đã giúp cho con người Việt Nam có đức tính kiên trì, nhẫn nại, có khả năng thích ứng cao và nhanh chóng hoà nhập. Điều này thể hiện khá rõ từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

77

Những giá trị truyền thống cơ bản trên đây nếu được duy trì, gìn giữ, phát huy, phát triển lên một tầm cao mới với những nội dung và hình thức biểu hiện mới, phù hợp với yêu cầu và điều kiện ngày nay sẽ tạo ra sức mạnh to lớn, làm gia tăng gấp bội chất lượng nguồn lực con người ở nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị truyền thống đó, những mặt hạn chế, tiêu cực đang còn tồn tại trong con người Việt Nam cũng không phải là nhỏ. Nổi bật nhất là những nhược điểm của tư tưởng và tâm lý tiểu nông: coi trọng địa vị ngôi thứ, chủ nghĩa hình thức, gia trưởng, nặng về tình nghĩa hơn lý lẽ, thiên về tình cảm về kinh nghiệm, thiếu lý trí và thực nghiệm khoa học; dễ thoả hiệp, bảo thủ, dung hoà; hay nể nang, tuỳ tiện, sống theo lệ hơn theo luật; lối sống mang nặng tâm lý cộng đồng làng xã, lấy các quan hệ họ hàng, làng xóm làm chuẩn mực ứng xử... Tất cả những điều đó làm cho con người trở nên thiển cận, đố kỵ, cục bộ, bè phái.

Những đặc điểm trên đây chẳng những hoàn toàn xa lạ, không thích hợp với con người lao động công nghiệp trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mà còn tạo ra “sức ì” ghê gớm, là lực cản đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, việc cải tạo, khắc phục và xoá bỏ những di sản tiêu cực của truyền thống thực sự là cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp và lâu dài.

Là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, với 85% dân cư sống ở nông thôn, Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều người lao động còn mang nặng những đặc điểm của tâm lý tiểu nông, làm ăn nhỏ, chưa được tiếp cận và tiếp thu đầy đủ những yêu cầu của người lao động theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những đặc điểm đó là tác phong tuỳ tiện, thiếu tính kỷ luật, tâm lý “ăn xổi”, làm ăn chộp giật, manh mún, trọng kinh nghiệm, chưa chú trọng nghiên cứu ứng dụng khoa học – kỹ thuật. Điều này gây không ít khó khăn cho tỉnh

78

trong việc phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các dự án đầu tư. Theo kết quả phỏng vấn 32 nhà đầu tư và kinh doanh trên địa bàn Tỉnh tháng 8 năm 2005, các nhà đầu tư nhận xét rằng: nguồn lao động trong Tỉnh cơ bản là đáp ứng được yêu cầu, nhưng có một hạn chế phổ biến là ý thức, tác phong trong lao động sản xuất còn chậm chạp, chưa năng động, ý thức giữ gìn kỷ luật, nề nếp trong công việc còn yếu. Nhiều trường hợp còn nghỉ việc, đi muộn, không có lý do... làm ảnh hưởng đến năng xuất lao động và hiệu quả công việc. Tính năng động, sáng tạo, tự chủ của đa số người lao động chưa được phát huy. Đây chính là một hạn chế về mặt nguồn lực con người, hạn chế khả năng kêu gọi các nhà đầu tư đến với tỉnh. Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, để phát huy hiệu quả vai trò của nguồn lực con người, việc xây dựng ý thức, tác phong công nghiệp cho người lao động là hết sức cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh những chương trình chung của nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc cần có những biện pháp cơ bản sau :

* Về phương hướng : Cần phát huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần lao động khẩn trương, chấp hành đầy đủ kỷ cương, kỷ luật của các công ty, doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật. Luôn chủ động trong công việc trên cơ sở người lao động tìm việc để làm, chứ không đợi giao việc. Đây là một yêu cầu quan trọng đối với người lao động trong thời kỳ hiện nay, không chỉ với người lao động ở Vĩnh Phúc mà đối với cả nước.

* Về biện pháp:

- Sử dụng bộ máy tuyên truyền như các báo, đài, truyền hình ở địa phương tổ chức xây dựng những chương trình có tính tuyên truyền, giáo dục tư duy năng động, lối sống tác phong công nghiệp cho người lao động trong toàn tỉnh. - Phối hợp với các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề, các trung tâm giáo dục tổ chức những tiết học ngoại khoá, các buổi nói chuyện chuyên đề về

79

lối sống tác phong công nghiệp cho học sinh, sinh viên để họ có những nhận thức đúng đắn về những yêu cầu đối với người lao động trong thời kỳ mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)