Dân số Vĩnh Phúc năm 2000 là 1.110,1 triệu người, năm 2005 là 1.166,1 triệu người (năm 1997 là 1.070, triệu người). Như vậy, trong vòng 5 năm dân số tăng lên khoảng 56 ngàn người, mỗi năm tăng trung bình hơn 11 nghìn người. Đây là tỷ lệ tăng tương đối cao, nó đã làm tăng nhanh nguồn lao động. Về mật độ dân số, từ 680 người/km2 năm 1997 đã tăng lên tới 842
43
người/km2 năm 2004, cao hơn nhiều lần so với mật độ chung của nước ta (2003: 245 người/km2) cũng như của Châu Á (122 người/km2) và của thế giới (47 người/km2) cùng kỳ. Để đảm bảo cuộc sống cho mọi người, bình quân 1km2 chỉ nên có 50 – 60 người sinh sống, tuy nhiên mật độ dân số ở Việt Nam đã cao gấp 6 -7 lần so với mật độ dân số chuẩn và mật độ dân số của Vĩnh Phúc còn cao hơn nhiều lần so với cả nước. Do mật độ dân số cao nên bình quân đất canh tác trên đầu người ở Vĩnh Phúc rất thấp, chỉ có 0,04ha/người trong khi bình quân toàn quốc là 0,09ha/người [13, tr.33]. Cũng giống như tình trạng chung của toàn quốc, mật độ dân số ở Vĩnh Phúc không đều, tập trung ở đô thị và thưa thớt ở nông thôn, đặc biệt là ở miền núi. Năm 2004, ở thị xã Vĩnh Yên mật độ dân số là 1580 người/km2, trong khi đó ở một số huyện, mật độ dân số thấp hơn nhiều, chẳng hạn ở huyện Tam Đảo là 228 người/km2. Vùng đồng bằng có đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chỉ chiếm 18,4% diện tích của tỉnh nhưng lại tập trung tới 29,3% dân số [39, tr. 45].
Tỷ lệ dân cư thành thị ở Vĩnh Phúc tăng mạnh, nhất là năm 2003 và 2004. Tuy nhiên, so với tỷ lệ dân đô thị của toàn quốc thì Vĩnh Phúc còn thấp xa. Tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số của tỉnh năm 2000 là 10,8% và năm 2005 là 14%, tỷ lệ ấy thấp hơn so với tỷ lệ tương ứng của vùng đồng bằng sông Hồng (21,2%) và của cả nước (26,2%) vào năm 2004 [13, tr.62]. Như vậy, đa số dân cư trong tỉnh sống ở nông thôn (chiếm 86% dân số). Điều đó khẳng định rằng lực lượng lao động ở Vĩnh Phúc rất khó khăn trong việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2000 là 642,5 nghìn người (chiếm 57,8% dân số toàn tỉnh), năm 2005 là 738 nghìn người (chiếm 62,2% dân số toàn tỉnh) [13, tr.63]. Trung bình mỗi năm tỉnh có thêm khoảng
44
19 nghìn lao động mới. Dự tính trong những năm tới mỗi năm Vĩnh Phúc sẽ có thêm từ 21- 22 nghìn lao động mới [18, tr.8]. Điều đó cho thấy nguồn cung lao động dồi dào. Đây chính là một lợi thế về tiềm năng để phát triển, song cũng là sức ép lớn đối với tỉnh trong giải quyết việc làm.