Đẩy mạnh thực hiện chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và phòng chống các tệ nạn xã hộ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 71 - 76)

giảm nghèo và phòng chống các tệ nạn xã hội

Thiếu việc làm, đói nghèo và tệ nạn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, làm giảm thể lực do điều kiện vật chất không đảm bảo. Những người thuộc diện này ít có điều kiện để học hành đầy đủ, làm giảm sự phát triển trí tuệ, về khả năng tiếp thu và vận dụng những trí thức khoa học và công nghệ tiến tiến vào sản xuất và đời sống. Đói nghèo cùng với tệ nạn xã hội sẽ làm suy yếu thể lực, trí lực của con người không phải chỉ một thế hệ mà còn ảnh hưởng tới nhiều thế hệ sau. Kết quả là suy yếu nguồn lực con người và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến năng xuất chất lượng lao động và sự tăng trưởng kinh tế, đến công bằng và bình đẳng xã hội. Vì vậy, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội là một trong những mục tiêu trọng điểm của chương trình kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong những năm vừa qua. Theo chuẩn mới, năm 2005 tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh là 18,04% (chuẩn cũ là 5,6%) chiếm 45.770 hộ, tăng 13.859 hộ so với lần 1. Trong đó số hộ nghèo ở nông thôn là 43.318 hộ chiếm 94,6% tổng số hộ nghèo [3, tr.15]. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị có những tiến bộ đáng kể (2%,năm 2005), song tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp (=85%). Thời gian lao động còn thấp cũng tương ứng với lãng phí sức lao động, giảm thu nhập của nhân dân, dẫn tới nghèo đói, tệ nạn xã hội. Vì vậy, tạo việc làm cho lao động nông nhàn là một yêu cầu thiết thực nhằm tăng thu nhập cho nhân dân, hạn chế tệ nạn xã hội.

Đặc biệt, quá trình mở rộng các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc hiện nay cũng tạo khó khăn của Tỉnh trong vấn đề giải quyết việc làm. Theo kết quả điều tra lao động tháng 3 năm 2005, trên toàn Tỉnh có 18.250 hộ dành đất cho phát triển công nghiệp với 47.450 người trong độ tuổi lao động. Trong số đó chỉ có 11.500 có việc làm ổn định chiếm 24,4% tổng số lao động trong độ

72

tuổi. Tỷ lệ lực lượng lao động ở vùng đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị chuyển vào lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn là rất thấp, chỉ chiếm 20% so với tổng số lao động có nhu cầu. Giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thời gian sử dụng thời gian lao trong nhân dân trong toàn Tỉnh nói chung và các vùng trên là thực sự cấp thiết, tác động rất lớn tới sự ổn định và phát triển xã hội.

Trong thời gian từ nay đến năm 2010, Vĩnh Phúc cần phấn đấu thực hiện các mục tiêu về giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội sau đây:

* Về giải quyết việc làm:

+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 2% hiện nay xuống còn 1% tiến tới không còn người thất nghiệp.

+ Nâng tỷ lệ thời gian có việc làm ở nông thôn từ 85% hiện nay lên 90- 95% vào những năm tới.

* Về xoá đói giảm nghèo:

+ Giảm hộ nghèo xuống còn dưới 10% (theo chuẩn mới) và không có hộ đói. + Hạn chế tình trạng tái thất nghiệp đối với người lao động.

+ Trong những năm tới, mỗi năm phải giải quyết việc làm cho khoảng từ 24- 25 nghìn lao động. Cần tạo ra chỗ làm ổn định và có thu nhập cao đáp ứng được nhu cầu thông thường của người lao động.

* Về tệ nạn xã hội:

+ Ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mãi dâm, lối sống buông thả, cờ bạc, lô đề.

73

+ Tiến tới không có cán bộ, công nhân viên nhà nước và học sinh mắc vào các tệ nạn xã hội vào năm 2008.

+ Phấn đấu 90% trở lên số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn xã hội.

Nhằm hoàn thành các mục tiêu nêu trên, Vĩnh Phúc cần coi trọng những phương hướng và giải pháp sau đây:

Phương hướng cơ bản: Tích cực phát huy nguồn nội lực, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mở mang ngành nghề mới nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ, kết hợp với các chương trình dự án kinh tế – xã hội, thu hút các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm với năng xuất và hiệu quả lao động cao, thu nhập ổn định, góp phần thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo. Mặt khác, cần tăng cường các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội, ngăn chặn từng bước, tiến tới đẩy lùi và loại trừ dần các tệ nạn xã hội, nhằm đem lại thuần phong mỹ tục trong cộng đồng dân cư, mang lại hạnh phúc cho mọi nhà mọi gia đình. Tăng cường các biện pháp đồng bộ về kinh tế - văn hoá - xã hội - hành chính - pháp luật, đạo đức để tạo ra bước chuyển biến mới trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

Các biện pháp chủ yếu:

Về giải quyết việc làm : Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư

vào tỉnh, khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách sử dụng nguồn lao động tại địa phương nhằm giải quyết việc làm cho nhân dân trong tỉnh.

- Giải quyết việc làm phải đặt trong điều kiện của nền kinh tế thị trường do đó sự hoạt động của thị trường lao động là tất yếu khách quan. Điều quan trọng là Tỉnh phải tổ chức quản lý, hướng dẫn tốt việc thuê mướn và sử dụng lao động ; kiểm tra việc trả công lao động, việc thực hiện các quy định về giờ làm việc trong ngày, về điều kiện lao động ... để bảo vệ lợi ích chính đáng của

74

người lao động và người sử dụng lao động. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động được tự do làm ăn, tự do làm giầu chính đáng, tự do hợp tác và thuê mướn lao động theo pháp luật và theo quy định của nhà nước.

- Mặt khác, mở rộng hơn nữa hệ thống các trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm, kết hợp với thông tin rộng rãi dưới nhiều hình thức về nhu cầu việc làm, khả năng cung ứng lao động được đào tạo cũng như các yêu cầu và khả năng sử dụng lao động. Phát triển mạnh chợ lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình thức này có tác dụng tốt để cung - cầu gặp nhau. Đồng thời cần tạo ra sự liên thông giữa người sử dụng và nơi đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để những thông tin về nhu cầu lao động đến với các cơ sở và trung tâm đào tạo. Sự phát triển của thị trường lao động có tác dụng gắn kết nhanh giữa cung và cầu lao động, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp về cung – cầu lao động, nhờ đó hạn chế lãng phí lao động, góp phần khai thác triệt để và phát huy có hiệu quả lực lượng lao động của toàn xã hội.

- Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động với nhiều hình thức trên cơ sở kết hợp lợi ích của đất nước với lợi ích của người lao động. Để phát triển thị trường xuất khẩu lao động tỉnh cần mở rộng liên kết với các công ty có chức năng xuất khẩu lao động trong và ngoài tỉnh. Đồng thời chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động thông qua các công ty, các nhà đầu tư đang làm ăn với tỉnh.

Phải thống kê xác định tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ nghèo đói theo chuẩn mới, đối với từng hộ, từng bản, xã thuộc diện nghèo. Có kế hạch hàng năm, đề ra các giải pháp cụ thể đối với từng hộ, từng xã nghèo. Từ đó có các chính sách cụ thể giúp họ làm kinh tế, vượt qua đói nghèo:

+ Tạo điều kiện ưu tiên vay vốn ưu đãi cho các hộ nghèo, thông qua lồng ghép các dự án kinh tế có các nguồn vốn đầu tư khác nhau (vồn dự án 135,

75

vốn ngân hàng chính sách xã hội, quỹ xoá đói giảm nghèo…). Việc cho vay vốn phải gắn liền với biện pháp tổ chức huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật khuyến nông, lâm, ngư nghiệp. Tổ chức giúp đỡ hộ nghèo kiến thức quản lý, phương pháp và kinh nghiệm làm ăn. Tăng cường chuyển đổi giống cây trồng, thâm canh tăng vụ. Xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình ngày càng có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức, giúp đỡ cho người nghèo tham gia các dịch vụ y tế, chỉ đạo chính quyền các cấp, ban ngành liên quan thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo. Tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản.

+ Có chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí, đóng góp xây dựng; trợ cấp sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh, sinh viên con hộ nghèo và con các gia đình chính sách xã hội.

+ Huy động mọi nguồn vốn xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, giá trị mỗi hộ từ khoảng 15-20 triệu đồng.

+ Khôi phục các làng nghề truyền thống, tăng cường chuyển đổi giống cây trồng, thâm canh tăng vụ.

+ Trong mỗi làng, xã, khu dân cư, khuyến khích, vận động xây dựng các tổ chức, hội mang tính tự nguyện trong nhân dân nhằm trao đổi kinh nghiệm, góp vốn, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh.

+ Đầu tư, hỗ trợ vốn, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc, miền núi, tạo điều kiện để nhân dân các nơi này thúc đẩy nhanh giao lưu hàng hoá. Đặc biệt chú ý các xã thuộc dạng đặc biệt khó khăn.

76

+ Tổ chức điều tra hàng năm để nắm tình hình đối tượng, phân loại quản lý giáo dục, xử lý các vi phạm một cách tốt nhất.

+ Đưa công tác giáo dục, phòng chống tệ nạn xã hội như: ma tuý, cờ bạc... vào chương trình giáo dục quản lý học sinh, sinh viên ngay từ học đường, trường học.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về phòng chống tệ nạn xã hội gắn với các cuộc vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, phấn đấu trên 90% làng, khu hành chính có nếp sống văn hoá, 95% gia đình trở lên là gia đình văn hoá.

+ Kiên quyết truy quét các ổ nhóm tội phạm, mãi dâm, tiêm chích ma tuý, xây dựng xã, phường, khu dân cư lành mạnh không tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 71 - 76)