Những giải pháp phòng và chống độc tố nấm mốc

Một phần của tài liệu định lượng aflatoxins trong thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép khối phổ (Trang 31 - 32)

- Kiểm tra chống chế độ ẩm và nhiệt độ thích hợp trong quá trình dự trữ nguyên liệu:

Nguyên liệu cần phải được sấy khô trước khi đưa vào kho dự trữ, luôn kiểm tra sự cân bằng độ ẩm không khí và độ ẩm nguyên liệu, độ ẩm dự trữ an toàn là không quá 13%.

- Kiểm soát và khử côn trùng, sâu mọt trong kho:

Người ta nhận thấy có mối liên hệ giữa sự phá hại của sâu mọt, côn trùng trong nguyên liệu và sự phát triển của nấm mốc. Điều này được giải thích bởi hai lý do:

Hoạt động trao đổi chất của con trùng sử dụng chất hữu cơ trong nguyên liệu, hô hấp sinh ra nước làm cho môi trường dự trữ thức ăn ngày càng ẩm thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

Côn trùng sâu mọt đục khoét hạt, di chuyển trong nguyên liệu mang theo những bào tử nấm trên mình nó phát tán trong nguyên liệu. Theo tài liệu FAO (1979) thì côn trùng sâu mọt có thể làm tăng sự phát triển của nấm mốc lên từ 10-30%.

- Sử dụng hóa chất để ngăn chặn nấm mốc xâm nhập vào thức ăn:

Có nhiều chất hóa học khác nhau có thể khống chế sự nhiễm nấm mốc trong thức ăn. Hợp chất tương đối an toàn không độc hại và có hiệu lực ngăn chặn sự phát triển nấm mốc trong thức ăn là acid propionic và các muối của nó. Theo tài liệu FAO Rome (1979) thì hợp chất này ngăn chặn nấm mốc cho kết quả đầy hứa hẹn.

- Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi amoniac:

Sự khử độc bằng amoniac (NH3) dưới áp suất cao đã được Dollear và Gardner (1966) thực hiện ở áp suất 1,5-3 bar để khử độc bánh dầu phộng và bánh dầu hạt bông. Sự phá hủy gần như hoàn toàn aflatoxin trên đậu phộng và phương pháp này đã được ứng dụng ở Mỹ năm 1969 như là một phương pháp xử lý bánh dầu, bông vải. Ở Pháp, phương pháp này được thử trên bánh dầu phộng từ năm 1972 bởi Prevol. Tuy nhiên phương pháp xử lý này làm tổn hại đến acid amin chứa lưu huỳnh trong thức ăn.

18

Giải pháp khác ít tốn kém hơn mà cũng có thể cho kết quả tốt, đó là việc sử dụng các chất hấp phụ để kết dính các độc tố và thải ra ngoài theo phân, làm giảm độc tính của chúng đối với cơ thể. Nếu thức ăn thường xuyên bị nhiễm độc tố nấm mốc mà không có điều kiện phân tích kiểm tra thì nên sử dụng chất kết dính độc tố là giải pháp dễ thực hiện và hiệu quả.

Có thể lên men các sản phẩm sau thu họach theo nguyên lý ức chế các vi sinh vật khác có thể ức chế sinh tổng hợp aflatoxin hay hấp thu aflatoxin. Cũng có thể sử dụng các tác nhân vật lý như tia gamma, tia cực tím và các tác nhân hóa học để trích ly hoặc làm thay đổi cấu tạo phân tử mycotoxin. Tuy nhiên những phương pháp này có những hạn chế vì đòi hỏi chi phí lớn, kém hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu định lượng aflatoxins trong thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép khối phổ (Trang 31 - 32)