0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quy định về hàm lượng cho phép của Aflatoxin trong thức ăn

Một phần của tài liệu ĐỊNH LƯỢNG AFLATOXINS TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO GHÉP KHỐI PHỔ (Trang 32 -34 )

hỗn hợp chăn nuôi

- Quy định của Việt Nam:

QCVN 01 - 10: 2009/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nội dung: Quy chuẩn này quy định giới hạn về hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà (gà sinh sản, gà thịt).

Bảng 2.2 Quy định hàm lượng tối đa độc tố nấm mốc aflatoxin B1 và hàm lượng tổng số các aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà

- Tiêu chuẩn của FAO:

Bảng 2.3 Những quy định mức cho phép aflatoxin trong thức ăn ở Mỹ (FAO năm 1995)

STT

Loại độc tố

Hàm lượng aflatoxin tính theo microgam/kg (ppb) tối đa cho phép

Gà con từ 1-28 ngày tuổi Nhóm gà còn lại 1 Aflatoxin B1 10 30 2 Tổng số các aflatoxin B1+B2+G1+G2 30 50

19

Loại thực liệu Loại aflatoxin Mức cho phép (ppb)

Mọi thức ăn (người), trừ sữa B1+B2+G1+G2 20

Thức ăn hỗn hơp chăn nuôi B1+B2+G1+G2 20

Sữa (làm thực phẩm cho người) M1 0.5

Bắp cho thú non và bò sữa B1+B2+G1+G2 20

Bắp và khô dầu phộng (cho bò, heo, gia cầm trưởng thành vỗ béo)

B1+B2+G1+G2 200

Bắp cho bò thịt, heo, gà giống B1+B2+G1+G2 100

- Tiêu chuẩn của các nước ở EU:

Bảng 2.4 Những quy định về hàm lượng aflatoxin B1 trong thức ăn gia súc, gia cầm ở các nước EU

Các loại nguyên liệu, thức ăn động vật Hàm lượng tối đa trong thức ăn quy về độ ẩm 12% (ppb)

Các loại thức ăn đơn chất 50

Thức ăn hỗn hợp cho bò (ngoại trừ bò sữa, bê và cừu con)

50

Thức ăn hỗn hợp cho heo và gia cầm trưởng thành 20

Các loại thức ăn hỗn hợp khác còn lại 10

Thức ăn vỗ béo cho bò, dê, cừu trưởng thành 50

Thức ăn bổ sung cho heo, gia cầm trưởng thành 30

Những thức ăn bổ sung khác (đặc biệt cho bò sữa) 10

Quy định của Việt Nam cũng giống như của Châu Âu về hàm lượng aflatoxin B1 tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp cho gà con là 10 ppb, cho gà trưởng thành là 30 ppb.

Kỹ thuật chiết pha rắn (SPE) [6]

2.2

2.2.1Giới thiệu

Chiết pha rắn (SPE) là kỹ thuật chiết được ứng dụng trong khâu chuẩn bị mẫu, dùng để tách một hoặc một vài chất từ một mẫu phức tạp và được sử dụng ngày càng phổ biến.

- Ưu điểm:

Với SPE, các vấn đề liên quan đến quá trình chiết lỏng-lỏng (LLE) có thể được cải thiện như sự tách pha không hoàn toàn, độ thu hồi thấp, sử dụng nhiều dung môi hữu cơ. SPE sử dụng hiệu quả hơn LLE vì dễ dàng thực hiện,

20

nhanh chóng và có thể tự động hóa. Dung môi chiết sử dụng tương đối ít và thời gian thực hiện cũng được rút ngắn. Với LLE cần nhiều lần chiết để đạt được độ thu hồi cao trong khi SPE có thể chỉ cần một bước.

- Nhược điểm:

Cơ chế tạo hỗn hợp trong SPE có thể xảy ra, sự hấp phụ không thuận nghịch của một số chất phân tích trên cột, đòi hỏi kỹ thuật hiện đại và phức tạp hơn.

SPE thường sử dụng để chuẩn bị mẫu lỏng với chất tan ít hoặc không bay hơi. Đồng thời, SPE cũng có thể dùng chuẩn bị mẫu rắn – hòa tan vào dung môi thích hợp trước khi chiết với SPE. Các sản phẩm SPE thật sự hữu ích cho quá trình chiết, cô đặc và làm sạch mẫu. Chúng có cấu tạo đa dạng bởi nhiều chất hấp phụ cũng như kích cỡ khác nhau. Việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp với mỗi chất hay mỗi mẫu phân tích là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu ĐỊNH LƯỢNG AFLATOXINS TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO GHÉP KHỐI PHỔ (Trang 32 -34 )

×