5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Về tổ chức bộ máy thu thuế
Cùng với thay đổi phương pháp quản lý theo cơ chế tự khai tự nộp, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng cơ bản: Tuyên truyền hỗ trợ NNT, quản lý kê khai kế toán thuế, quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, thanh tra kiểm tra thuế, kiểm tra nội bộ.
Thực hiện Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/1/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, Cục thuế tỉnh Tuyên Quang tổ chức gồm 11 phòng chức năng và 7 Chi cục thuế.
Cục thuế đã thành lập và kiện toàn đầy đủ, cơ bản các phòng quản lý thuế theo chức năng để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định Luật Quản lý thuế.
Chức năng tuyên truyền, hỗ trợ NNT: đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra về tuyên truyền pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong giải quyết chính sách. Cục thuế Tỉnh Tuyên Quang đã bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, nghiệp vụ làm việc tại bộ phận này và coi bộ phận này là quan trọng của cơ quan thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: là một trong những chức năng cơ bản của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế.
Cục thuế đã tập trung rà soát, đối chiếu, phân loại, chốt nợ thuế từng thời điểm 31 tháng 12 hàng năm; tăng cường các biện pháp thu nợ thuế, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nợ thuế tại các Cục Thuế; xác định chính xác các khoản nợ và khoản nợ có khả năng thu, xây dựng kế hoạch thu nợ và giao chỉ tiêu thu nợ hàng năm; Bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nợ đọng lớn để có biện pháp đôn đốc thu nợ. Lập kế hoạch làm việc cụ thể với từng doanh nghiệp nợ thuế lớn, xác định nguyên nhân nợ và yêu cầu đơn vị cam kết thời gian nộp nợ đọng thuế. Hàng tháng thực hiện thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp đối với các đơn vị không tự tính phạt theo quy định. Tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và thực hiện cưỡng chế đối với những đối tượng chây ỳ nợ thuế để thu hồi các khoản nợ thuế vào NSNN. Tra cứu, thu thập thông tin để áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức cá nhân khác đang nắm giữ. Kiểm tra lại những khoản nợ bất hợp lý, nợ khó thu để đề xuất biện pháp xử lý.
Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn kinh doanh thua lỗ liên tục, đề nghị cơ quan cấp trên nghiên cứu và có chính sách gia hạn nộp thuế phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng nợ đọng không thu được, tiền phạt chậm nộp ngày càng cao.
Kiến nghị cơ quan cấp trên có chế tài cụ thể quy định sự phối hợp giữa cơ quan thuế - Ngân hàng và Kho bạc trong việc thu thuế và cưỡng chế nợ.
Đề nghị với cấp trên được thường xuyên thông báo tên các đơn vị có số nợ lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi thực hiện cưỡng chế. Qua đó đơn vị nợ thuế có ý thức tự giác nộp nợ đọng vào Ngân sách Nhà nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.7: Bảng phân tích nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang
Thời gian Tổng số thuế đã thu vào NS Tổng số thuế còn nợ Số thuế nợ / Tổng số thuế đã thu NS Tỷ lệ % nợ có khả năng thu/ tổng thu NS Tổng số Nợ khó thu Nợ chờ sử lý Nợ chờ điều chỉnh Nợ có khả năng thu A 1 2=3+4+5+6 3 4 5 6 7=2/1*1 00 8=6/1*10 0 Năm 2011 774.269 34.888 8.190 1.579 557 24.562 4,51 3,17 Năm 2012 909.517 58.264 11.070 8 422 46.764 6,41 5,14 Năm 2013 1.028.880 71.160 14.006 57.154 6,92 5,55
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Tuyên Quang)
Tỷ trọng nợ thuế trên tổng số thu ngân sách tại Cục thuế so với quy định của Tổng cục thuế là gần đạt (quy định là 5%). Do tình hình suy giảm kinh tế nói chung nên các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp có số nợ lớn đều gặp khó khăn, không có nguồn để nộp thuế. Tiền phạt chậm nộp cơ quan thuế tính hàng tháng DN không nộp được nên số nợ đọng ngày càng tăng. Về chính sách: theo Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì các đối tượng được gia hạn nộp thuế chỉ bó hẹp trong một vài trường hợp, khó có thể áp dụng tại địa phương. Mà trên thực tế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, gặp khó khăn về tài chính nhưng lại không đáp ứng đủ điều kiện để gia hạn. Khi thực hiện việc cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì đa số các DN số dư tài khoản không có hoặc có rất nhỏ, chỉ là số dư tối thiểu để hoạt động nên việc cưỡng chế chưa đạt được kết quả cao. Sự phối hợp của Ngân hàng trong công tác cưỡng chế chưa được đồng đều. Các Ngân hàng trong tỉnh phối hợp rất tốt, nhưng Ngân hàng ở ngoài tỉnh thì không theo dõi được và khó phối hợp. Theo quy định thì khi thực hiện cưỡng chế phải áp dụng các biện pháp theo đúng trình tự của Luật quản lý thuế và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quy trình cưỡng chế nợ thuế, trên thực tế rất khó thực hiện, nhất là biện pháp “Kê biên tài sản”. Đối với cơ quan thuế thì thực hiện biện pháp “Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hoá đơn” sẽ có hiệu quả hơn nhưng đây lại là biện pháp thứ 7 của quy trình, không thể áp dụng sai thứ tự được. Điều đó tạo nên khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý thu nợ.
Chức năng Kiểm tra thuế, thanh tra thuế: Cục thuế đã tăng cường cán bộ có trình độ, có năng lực cho bộ phận thanh tra, kiểm tra. Qua công tác thanh tra, kiểm đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm của các đơn vị như: Bán hàng không lập hoá đơn, lập hoá đơn ít hơn so với hàng hoá thực tế bán ra; kê khai sai, kê khai thiếu doanh số và số thuế; phát hiện các trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp; đưa vào chi phí hợp lý các khoản chi không đúng quy định, trích khấu hao tài sản cố định không phù hợp với chính sách thuế...
Bảng 3.8: Bảng thống kê thanh tra kiểm tra
Chỉ tiêu
Số cuộc thanh tra, kiểm tra đã hoàn thành, trong đó:
Tổng số thuế truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra (triệu đồng)
Thanh tra (cuộc) Kiểm tra tại DN (Cuộc) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế (hồ sơ) Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế (hồ sơ) Thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp Kiểm tra tại cơ quan thuế Kiểm tra hoàn thuế Tổng cộng Năm 2011 34 135 12.586 34 14.400 2.400 4.600 21.400 Năm 2012 37 139 14.686 23 19.372 14.278 530 34.180 Năm 2013 40 147 13.540 24 17.945 6.590 316 24.851 Cộng 160 611 63.885 130 63.816 29.841 7.012 100.669
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chức năng Kê khai kế toán thuế: là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định theo dõi và quản lý thu ngân sách thông qua việc quản lý số lượng NNT, tờ khai thuế, chứng từ thu nộp ngân sách... Giai đoạn 2011-2013 Cục thuế Tuyên Quang đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai kế toán thuế như triển khai kê khai thuế bằng tờ khai thuế mã vạch 2 chiều; triển khai dự án hiện đại hoá quy trình quản lý thu nộp giữa cơ quan Thuế, Kho bạc, Tài chính và Hải quan đối với Văn phòng Cục thuế; triển khai kết nối thông tin giữa các Chi cục thuế với Kho bạc nhà nước cùng cấp; ký thoả thuận thu thuế qua Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang. Qua công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai kế toán thuế đã giúp ngành thuế giảm bớt được áp lực trong công việc, công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế được chặt chẽ và đem lại hiệu quả hơn, công tác theo dõi thu nộp được kịp thời và chính xác.
Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng, Cục Thuế đã điều chỉnh và kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thuế cấp Chi cục và đội thuế, thực hiện việc sắp xếp, ghép các chức năng quản lý thuế để tổ chức bộ máy các đội thuế thuộc Chi cục phù hợp với tình hình quản lý trên địa bàn và số lượng cán bộ công chức được giao.
Việc thực hiện kiện toàn tổ chức ngành thuế theo mô hình quản lý theo chức năng, Cục thuế Tỉnh Tuyên Quang đã giao nhiệm vụ cho các phòng cụ thể rõ ràng. Mỗi công việc đều có bộ phận chịu trách nhiệm, không chồng chéo, không bỏ sót nhiệm vụ, bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện các TTHC thuế và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Do tổ chức quản lý theo chức năng đã chuyên môn hoá, đánh giá đúng thực trạng quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuế nên đã giúp cho việc lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế.
Việc sắp xếp cán bộ công chức vào bộ máy được thực hiện kết hợp với thực hiện điều động và luân chuyển cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác đối và thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
Tuy nhiên cơ chế phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng còn chưa rõ ràng, do vậy nhiều lúc dẫn đến các bộ phận làm việc độc lập theo chức năng của mình dẫn đến lượng thông tin về doanh nghiệp chưa đầy đủ, vụn vặt và chồng chéo. Bộ phận được coi là đầu mối, kết nối giữa các bộ phận khác là kê khai kế toán thuế chưa phát huy được vai trò và số liệu của mình trong tổng hợp, phân tích.