5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính
4.2.1.1. Tiếp tục thực hiện cải cách quy trình quản lý thuế, đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai hóa quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan thuế theo hướng tạo điều kiện cho người nộp thuế
- Về thể chế: Đề nghị với Tổng cục Thuế trình các cơ quan có thẩm quyền xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về thuế đồng bộ, hiện đại, phù hợp với thực tế và có độ ổn định tương đối. Các TTHC về thuế đơn giản, minh bạch, dễ nắm bắt, dễ thực hiện, dễ kiểm tra giám sát. Điều này sẽ giúp NNT tin tưởng vào chính sách, dễ nắm bắt và thực hiện đúng. Mặt khác cũng giúp cơ quan thuế, NNT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các TTHC thuế.
- Các TTHC, quy trình quản lý, trình tự tiến hành nghiệp vụ quản lý thuế đã được ngành thuế ban hành khá đầy đủ như: quy trình thanh tra, quy trình kê khai thuế, quy trình kiểm tra, quy trình hoàn thuế… Ngoài việc tổ chức triển khai tốt các quy trình nghiệp vụ Tổng cục thuế đã ban hành tuy nhiên cần rà soát, phát hiện, loại bỏ hoặc kiến nghị loại bỏ những TTHC không cần thiết, nhất là hồ sơ khai thuế, hồ sơ miễn giảm thuế, các loại báo cáo... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT và cơ quan quản lý thuế; chuẩn hoá quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo tính thống nhất có tính liên kết cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thực hiện mục tiêu đề án 30 của Chính phủ, ngành thuế phấn đấu cắt
giảm 30% số TTHC hiện tại, tuy nhiên việc cắt giảm một mặt vừa phải đảm bảo yêu cầu cải cách mặt khác vẫn phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản của TTHC thuế tránh tình trạng cắt bỏ nhiều nhưng cơ quan thuế không có số liệu, hồ sơ quản lý. Dưới đây đề xuất sửa đổi một số TTHC áp dụng phổ biến tại Cục thuế Tuyên Quang
Thứ nhất, đối với hồ sơ khai thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
+ Đơn giản hóa hồ sơ khai thuế: thành phần hồ sơ, số trang hồ sơ, giấy tờ mà NNT phải kê khai, gửi đến cơ quan thuế quá nhiều, do NNT phải khai chi tiết từng hoá đơn mua, bán hàng hoá dịch vụ trong kỳ; dẫn đến tốn nhiều thời gian, chi phí tuân thủ của NNT và khó khăn cho cơ quan thuế trong việc tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ hồ sơ mà hiệu quả tra cứu, sử dụng không cao. Do vậy cần có sự cải tiến. Đối với bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra, sử dụng một trong hai phương án:
Phương án thứ nhất: DN chỉ khai vào Bảng kê và gửi đến cơ quan thuế các hoá đơn đến 1 ngưỡng giá trị nào đó (Ví dụ như các hoá đơn trên 10, 20 triệu…) chứ không phải khai toàn bộ các hoá đơn mua, bán hàng hoá dịch vụ;
Phương án thứ hai: Bỏ quy định việc gửi chi tiết bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào bán ra đến cơ quan thuế; NNT lưu tại đơn vị, khi nào cơ quan thuế kiểm tra mới xuất trình để giảm thủ tục hành chính cho NNT, giảm công tác lưu trữ cho cơ quan thuế
+ Về tần suất kê khai: Hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều khai theo tháng, do đó làm tăng gánh nặng về thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Do vậy nên nghiên cứu phương án cho phép các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh quy mô nhỏ thực hiện khai thuế năm, hoặc theo quý, không phải khai thuế hàng tháng. Việc nộp thuế có thể thực hiện hàng quý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thứ hai, về khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: nên bỏ Báo
cáo Tài chính ra khỏi thành phần hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp vì Báo cáo Tài chính là một thủ tục riêng các doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan thuế và các cơ quan khác theo quy định của Luật Kế toán.
Thứ ba, khai thuế nhà, đất đối với tổ chức (mẫu 01A/NĐAT): Tờ khai thuế yêu cầu NNT khai rất nhiều chỉ tiêu và nhiều chỉ tiêu NNT không biết căn cứ vào đâu để khai. Do đó nên lược bỏ bớt một số chỉ tiêu, trên tờ khai thuế chỉ bao gồm các thông tin do NNT khai, còn các thông tin do cơ quan thuế xác định và tính thuế để ở thông báo thuế. Hơn nữa nên thay đổi quy trình khai thuế nhà đất là NNT không thực hiện tự khai tự nộp thuế, mà NNT chỉ khai một số thông tin ban đầu làm căn cứ tính thuế (ví dụ như diện tích, địa chỉ...); cơ quan thuế xác định tiếp các căn cứ tính thuế khác (ví dụ như vị trí, hạng đất, giá tính thuế...), cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp cuối cùng, in thông báo nộp thuế gửi cho NNT.
Thứ tư, về giảm thuế Thu nhập cá nhân đối với đối tượng nộp thuế gặp
khó khăn do thiên tai, hoả hoạn: Thuế thu nhập cá nhân được giảm đã khấu trừ hoặc tạm nộp vào NSNN trong năm, do đó, khi làm hồ sơ giảm thuế thì NNT phải làm thêm hồ sơ đề nghị hoàn lại số thuế thu nhập cá nhân được giảm, làm tăng thêm thủ tục hành chính không cần thiết vì hầu như các hồ sơ giấy tờ cơ quan thuế đã có. Giải pháp khắc phục cho trường hợp này là NNT kê khai xét giảm thuế, hoàn thuế cùng với khi quyết toán thuế.
Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “Một cửa” giải quyết các TTHC thuế tại cơ quan thuế các cấp. Đồng thời, phải thiết lập cho được cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai, minh bạch dễ phát sinh tiêu cực trong việc giải quyết các TTHC giữa cán bộ thuế với NNT.
Ngoài việc tiếp nhận yêu cầu hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế dưới các hình thức như giải đáp qua điện thoại, hướng dẫn bằng văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bản, hướng dẫn trực tiếp, cần phải đa dạng các hình thức hỗ trợ như tư vấn giải đáp qua thư điện tử, tư vấn bằng hộp thư trả lời tự động. Các hình thức này có ưu điểm chi phí giao dịch thấp, phù hợp với nhu cầu tư vấn của NNT đồng thời cũng giảm bớt công việc cho cán bộ thuế.
Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT là lực lượng cán bộ nòng cốt làm việc tại bộ phận một cửa nên cần phải lựa chon những cán bộ có trình độ nghiệp vụ, có năng lực, kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm để có thể giải đáp và xử lý nhanh chóng các vướng mắc của NNT. Đồng thời cán bộ một cửa cần được thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học và các kỹ năng “mềm”. Cán bộ bộ phận một cửa cần được tập huấn các nội dung sau: (1) Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ phù hợp yêu cầu quản lý; (2) Kỹ năng nhận, xử lý công việc cho các bộ phận chức năng và kỹ năng hỗ trợ bổ sung cho nhau về chuyên môn giữa các cán bộ; (3) Kỹ năng giao tiếp; (4) Kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm; (5) Kỹ năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo bộ phận một cửa;
Giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ trong việc phục vụ NNT. Thường xuyên rà soát, đánh giá, kiểm tra, không để cán bộ có biểu hiện gây phiền hà, thiếu tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó cần thực hiện đúng chế độ chính sách đối với cán bộ một cửa. Thực hiện luân chuyển cán bộ để tăng cường trình độ nghiệp vụ, khả năng đối thoại, phục vụ NNT và giảm bớt tính nhàm chán của công việc.
Quy chế phối hợp xử lý công việc cần được hoàn thiện theo hướng lấy bộ phận "một cửa" làm trung tâm liên kết NNT và các phòng chức năng của cơ quan thuế. Sự phối hợp này càng nhịp nhàng, nhanh chóng sẽ tạo thuận lợi cho NNT kê khai và nộp thuế. Bên cạnh việc phân loại các đầu công việc và các ô tiếp nhận, giải đáp các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa thì có thể giao cho bộ phận một cửa trực tiếp giải quyết một số thủ tục hành chính của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các bộ phận khác, đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, không để NNT đi lại nhiều lần.
- Công khai các TTHC, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử ngành thuế để NNT biết và giám sát việc thực thi pháp luật thuế của công chức thuế. Công bố công khai các số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình để tiếp nhận các góp ý về quy trình, thủ tục, các thông tin, vướng mắc của NNT đối với những việc làm sai sót sách nhiễu, gây phiền hà của cán bộ công chức thuế. Phân công trách nhiệm cụ thể trong việc theo dõi, ghi nhận đầy đủ các thông tin, góp ý, xây dựng quy chế thẩm tra, xác minh, xử lý kịp thời và công bố công khai kết quả xử lý.
4.2.1.2. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong quản lý thuế
Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong quản lý thuế và trong quản lý nội bộ ngành tại Văn phòng Cục Thuế và tất cả các Chi cục Thuế.
Khi xây dựng được bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 áp dụng trong tất cả các khâu của công tác quản lý thuế và công tác quản lý nội bộ của ngành thì sẽ góp phần xử lý các bước công việc theo đúng trình tự, không bị chồng chéo giữa các các đơn vị, góp phần rất lớn trong công tác CCHC thuê.
4.2.1.3. Phát triển công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật tiên tiến phục vụ nghiệp vụ quản lý thuế
Triển khai các chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo kế hoạch của Tổng cục Thuế. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật tiên tiến. Tiếp tục nâng cấp kết cấu hạ tầng mạng và truyền thông kết nối Tổng cục thuế, cục thuế, chi cục thuế; bổ sung đầy đủ trang thiết bị thiết bị tin học (máy chủ, máy tính làm việc cho cán bộ, máy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
in....) đảm bảo môi trường làm việc hoàn toàn bằng máy tính nâng cao hiệu quả làm việc.
Rà soát hiệu quả các ứng dụng, ban hành quy định trách nhiệm của các phòng chức năng liên quan đến từng ứng dụng cụ thể; quy định rõ ràng trách nhiệm cụ thể của mỗi cá nhân, của tập thể phòng thông qua chế độ báo cáo tiến độ triển khai và đề xuất các vướng mắc, giải pháp khi thực hiện phần mềm ứng dụng. Sử dụng và khai thác có hiệu quả các chương trình ứng dụng, đường truyền dữ liệu từ Chi cục Thuế tới Cục Thuế, Tổng cục Thuế, đảm bảo thông tin liên lạc của hệ thống đường truyền dữ liệu, hệ thống mạng được tuyệt đối an toàn và thông suốt.
Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ Tin học cho cán bộ công chức thuế trong toàn ngành; chuyển dần từ hình thức đào tạo cơ bản của những năm trước sang hình thức đào tạo Tin học chuyên sâu cho cán bộ công chức (nhất là cán bộ công chức thuế công tác ở lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, kê khai kế toán thuế, bộ phận “một cửa”...). Biên soạn tài liệu tập huấn sát với thực tế và và phù hợp từng đối tượng theo từng cấp độ khác nhau; trang bị một phòng đào tạo có đầy đủ thiết bị và hạ tầng truyền thông riêng biệt phục vụ cho công tác đào tạo tin học của toàn ngành.
Thườngng xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, chế độ quản lý sử dụng thiết bị tin học, trình độ tin học ở các Chi cục và các phòng Văn phòng Cục.
- Triển khai đăng ký thuế điện tử, kê khai thuế qua mạng (iHTKK), cung cấp dịch vụ thuế điện tử và các ứng dụng khác phục vụ người dân và doanh nghiệp. Việc kê khai thuế qua mạng đem lại nhiều lợi ích, cụ thể:
+ Về phía cơ quan thuế: hệ thống iHTKK giúp xử lý tờ khai nhanh, chính xác, giảm được giảm được cán bộ tiếp nhận trực tiếp tờ khai và đọc tờ khai vào hệ thống QLT, việc tổ chức lưu trữ, tìm kiếm tờ khai được cải thiện rất nhiều, giảm được cơ sở vật chất và nguồn lực. Khắc phục tình trạng quá tải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đối với Cơ quan Thuế tại bộ phận một cửa. Bước đầu trong việc phát triển chính phủ điện tử, tin học hóa công tác quản lý hành chính nhà nước hướng tới giao dịch điện tử.
+ Về phía NNT: Nếu như trước đây NNT phải mất rất nhiều thời gian cho việc đến cơ quan thuế nộp hồ sơ khai thuế. Luôn có tình trạng quá tải tại cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp thuế do có quá nhiều người nộp thuế đến cùng một lúc, một thời điểm. Thi từ nay, với hình thức kê khai thuế qua mạng không giới hạn về không gian và thời gian, NNT có thể nộp tờ khai 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày/tuần và ở bất cứ đâu có kết nối mạng Internet. Ngay cả trường hợp đại diện NNT không có mặt tại trụ sở doannh nghiệp vẫn có thể tự ký và nộp tờ khai thông qua việc kê khai thuế qua mạng hoặc có thể giao lại việc quản lý chữ ký điện tử cho người tin cậy để ký và nộp tờ khai. Người nộp thuế không phải in tờ khai và tới cơ quan thuế, giảm thời gian hành chính thuế. Giảm chi phí in ấn.
Để khắc phục những hạn chế của phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK), Cục thuế Tuyên Quang cần áp dụng kê khai thuế qua mạng (sử dụng phần mềm iHTKK do Tổng cục thuế cung cấp). Cách thức nộp hồ sơ khai thuế qua mạng, NNT phải thực hiện các bước sau:
- Đăng ký xin cấp phép sử dụng dịch vụ nộp hồ sơ khai thuế qua mạng: + NNT đăng ký xin cấp phép sử dụng dịch vụ nộp hồ sơ khai thuế qua mạng: NNT thực hiện kê khai thông tin đăng ký theo mẫu số 01/ĐK-iHTKK gồm: MST đã cấp, tên NNT, thời điểm bắt đầu thực hiện nộp HSKT qua mạng, địa chỉ thư điện tử của NNT, bản sao có công chứng “chứng thư số” do tổ chức chứng thực số công cộng có thẩm quyền cấp phép.
+ NNT nộp hồ sơ đăng ký sử dụng dịch vụ iHTKK cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và nhận phiếu hẹn.
+ NNT nhận phiếu hẹn, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xét duyệt hồ sơ của NNT, cấp thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
báo cấp phép sử dụng dịch vụ hoặc không cấp phép sử dụng dịch vụ cho NNT theo mẫu số 02B/TB –iHTKK, thông báo được gửi tới cho NNT qua bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế.
- Đăng ký tài khoản sử dụng dịch vụ:
+ Trong trường hợp NNT nhận được thông báo cấp phép sử dụng dịch vụ. Đồng thời hệ thống iHTKK cũng tự động gửi “Thông báo cấp tài khoản sử dụng dịch vụ” tới địa chỉ thư điện tử của NNT đã đăng ký trong hồ sơ xin cấp phép tại CQT.
+ NNT thực hiện đăng ký tờ khai thuế nộp qua mạng tại chức năng “Đăng ký tờ khai” trong hệ thống iHTKK.
+ NNT phải thực hiện nộp các tờ khai thuế đã đăng ký qua mạng cho đến khi ngừng sử dụng dịch vụ.