5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nhằm thực hiện được các mục tiêu của cải cách, phát huy sức mạnh của ngành Thuế, nâng cao hiệu quả quản lý thuế theo các mục tiêu đã đề ra, Cục thuế Tuyên Quang đã thực hiện các giải pháp của nâng cao năng lực cán bộ thuế tiến hành đồng bộ từ khâu tuyển dụng cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đến việc quy hoạch, xây dựng lực lượng cán bộ nguồn để phát triển, bổ nhiệm vào những vị trí công tác chủ chốt.
Hiện nay đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn không cao, tỷ lệ công chức có trình độ đại học thấp. Số có trình độ đại học chính quy, chuyên ngành kinh tế, tài chính, luật chưa nhiều.
Nhiều công chức đã lớn tuổi, không đủ sức khoẻ và kết quả công tác không đáp ứng được yêu cầu thực hiện Luật Quản lý thuế do năng lực, trình độ (số này chủ yếu đã là bộ đội, thanh niên xung phong, có công lao trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước không có khả năng cập nhật, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.9: Thống kê chất lƣợng công chức
Năm
Chất lƣợng cán bộ, công chức toàn ngành (tính đến thời điểm 31/12 của các năm) Tổng số công chức (ngƣời) Tỷ lệ đại học trở lên (%) Tỷ lệ cao đẳng, trung cấp (%) Tỷ lệ sơ cấp và nhân viên phục vụ (%) 2011 365 51,5 % 43,5 % 5,5% 2012 365 59,5% 35 % 5,5% 2013 366 63,6% 30,9 % 5,5%
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Tuyên Quang)
Xuất phát từ thực trạng đội ngũ công chức và số biên chế được giao, để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế, Cục thuế Tuyên Quang đã có nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
- Thực hiện đánh giá phân loại công chức về: Phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, độ tuổi, sức khoẻ, kết quả công tác trên cơ sở đó rà soát, vận động, thuyết phục các công chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế thực hiện nghỉ chế độ theo quy định. Đặc biệt là đối với những công chức tuổi cao (đủ 55 tuổi đến 59 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến 54 tuổi đối với nữ) chưa qua đào tạo trung cấp trở lên không bố trí đào tạo lại được hoặc sức khoẻ kém hoặc chất lượng công tác giảm sút không hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao để thực hiện tinh giản biên chế.
- Nâng cao chất lượng công chức được tuyển dụng hàng năm thông qua xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức báo cáo Tổng cục thuế: Nâng tỷ lệ tuyển dụng công chức có trình độ đại học chính quy, tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế gắn với nhiệm vụ quản lý tài chính, chuyên ngành luật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thực hiện phân loại công chức theo nhiều tiêu chí khác nhau như theo độ tuổi, theo trình độ đào tạo, theo cơ cấu ngạch công chức, theo các chức năng quản lý thuế, theo vị trí lãnh đạo để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ. Trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế, vừa chú trọng bồi dưỡng đạo đức, văn hoá cho công chức thuế, đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế theo các chức năng phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức thuế gồm những nội dung sau:
+ Giáo dục đạo đức công chức, tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm pháp luật và phương pháp giao tiếp, ứng xử cho cán bộ, công chức.
+ Nội dung đào tạo bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh: Quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và chuyên môn (đại học, sau đại học). Tuỳ từng loại công chức, chức danh khác nhau mà mức độ đào tạo, bồi dưỡng khác nhau.
+ Bồi dưỡng các kiến thức quản lý, pháp luật liên quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho công chức như: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, hội nhập quốc tế, Luật Doanh nghiệp, Luật thương mại, kiến thức an ninh-quốc phòng...
+ Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý thuế (kỹ năng tuyên truyền hỗ trợ NNT, kỹ năng kê khai và kế toán thuế, kỹ năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế...) cho từng loại công chức thực hiện các chức năng quản lý khác nhau.
+ Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ: cho cán bộ chủ chốt của ngành, cho công chức đáng giữ ở ngạch cao như chuyên viên chính, kiểm soát viên chính và các công chức trẻ có năng lực và triển vọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Ngoài ra ra đối với cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ nguồn: đào tạo bồi dưỡng nâng cao về năng lực chỉ đạo và điều hành, đào tạo trình độ lý luận chính trị.
Hàng năm, Cục thuế đã xây dựng và tổ chức triển khai thực kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, cử công chức tham gia đầy đủ các khoá đào tạo bồi dưỡng do Bộ Tài chính, Tổng cục thuế tổ chức, cử giảng viên kiêm chức tham gia các lớp tập huấn của Tổng cục thuế trên cơ sở đó, Cục Thuế tổ chức đào tạo cho cán bộ công chức toàn ngành theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Việc tổ chức đào tạo được tổ chức rộng rãi trong toàn ngành dựa trên các chương trình, giáo trình đã được Tổng cục phê duyệt và theo phương pháp kết hợp nhiều hình thức, nhiều cấp đào tạo, liên kết đào tạo với các trường, các cơ sở đào tạo của các bộ, ngành và địa phương.
Bảng 3.10: Thống kê đào tạo bồi dƣỡng
Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng Số lƣợt cán bộ cử đi đào tạo, bồi dƣỡng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Quản lý Nhà nước 20 25 119
Tin học 150 230 170
Bồi dưỡng nghiệp vụ 550 758 1.292
Đại học 15 10 15 Thạc sĩ 2 3 18 Lý luận chính trị (trung cấp, cao cấp) 18 19 25 Cộng 755 1.045 1.639
(Nguồn: Cục thuế Tuyên Quang)
Cục Thuế đã triển khai tổ chức việc đánh giá và rà soát lại đội ngũ cán bộ công chức để có phương án quản lý, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng, phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới và công cuộc cải cách, hiện đại hoá ngành thuế. Công tác quy hoạch và bổ sung quy hoạch cán bộ được thực hiện thường xuyên nhằm có nguồn để bổ nhiệm vào tổ chức bộ máy. Cùng với việc xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn đảm bảo về mặt số lượng, tiêu chuẩn cán bộ được quy hoạch cũng dần được chuẩn hoá, chất lượng được nâng cao: Bên cạnh những điều kiện bắt buộc về mặt tiêu chuẩn trình độ (đại học, lý luận chính trị, quản lý nhà nước) của Đảng, Nhà nước và ngành, công tác quy hoạch thời gian qua chú trọng hơn về điều kiện tin học, ngoại ngữ, cũng như năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nguồn, cán bộ được xem xét bổ nhiệm. Trên cơ sở đội ngũ cán bộ quy hoạch, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được chú trọng hơn về chất lượng. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đã chú trọng hơn về trình độ tin học, ngoại ngữ và năng lực thực tế của cán bộ được bổ nhiệm.
Tuy nhiên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế: Một số cán bộ lãnh đạo còn yếu về kiến thức quản lý kinh tế, quản lý vĩ mô do đó cách chỉ đạo điều hành công tác quản lý thuế chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là nhận thức về vai trò về cải cách hành chính thuế chưa cao.
Về số lượng và chất lượng bộ lãnh đạo chưa cao, số lượng cán bộ quy hoạch và cán bộ lãnh đạo còn thiếu, nhiều đơn vị không có đủ cán bộ để quy hoạch, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo do đó gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Nhiều đơn vị không có bố trí, bổ nhiệm được lãnh đạo, nhất là các đội thuế. Công chức làm được việc, đảm đương được trọng trách người đứng đầu lại không đủ tiêu chuẩn về bằng cấp, quá tuổi. Công chức có đủ điều kiện về trình độ đào tạo trên thực tế lại không làm được việc. Cải cách hành chính phải từ những điều đơn giản, thiết thực nhất, khi đã sinh ra một tổ chức thì phải có cán bộ để bố trí vào tổ chức đó, có cán bộ lãnh đạo để điều hành và có công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chức để thực thi công vụ. Bảng 3.11 cho thấy sự thiếu hụt cán bộ lãnh đạo tại Cục thuế Tuyên Quang. Năm 2013 cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Tuyên Quang có 11 phòng nhưng chỉ có 10 trưởng phòng (còn 01 phòng giao Phó phòng phụ trách); 48 đội thuế nhưng chỉ có 46 đội trưởng, 36 đội phó, trong khi đó quy định về cấp phó phòng có thể đến 3 người/phòng, cấp đội phó đến 2 người/phòng. Về công tác quy hoạch số cán bộ cũng gặp khó khăn do do không đủ tiêu chuẩn về bằng cấp (Đại học), tiêu chuẩn về về ngạch công chức (chuyên viên và tương đương trở lên) nên số lượng quy hoạch không đảm bảo số lượng cho mỗi vị trí chức danh từ 2-3 cán bộ.
Bảng 3.11: Thống kê cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch (thời điểm tháng 12 hàng năm)
Số TT Năm/ Tên lĩnh vực đơn vị Số lƣợng đầu mối Số lƣợng lãnh đạo Số lƣợng cán bộ quy hoạch Cấp trƣởng Cấp phó Cấp trƣởng Cấp phó Năm 2011 1 Phòng 11 10 12 15 22 2 Chi cục thuế 7 7 12 11 16 3 Đội thuế 48 43 36 70 65 Năm 2012 1 Phòng 11 11 12 17 25 2 Chi cục thuế 7 7 12 11 16 3 Đội thuế 48 45 35 85 75 Năm 2013 1 Phòng 11 10 12 18 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2 Chi cục thuế 7 7 12 11 16
3 Đội thuế 48 46 36 80 85
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Tuyên Quang)
Việc tổ chức tuyển dụng không được thực hiện hàng năm, 3-4 năm với tổ chức 1 lần theo quy định của Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính, tạo ra sức ép về biên chế, không đảm bảo lượng lao động khi có nhiều công chức đến tuổi nghỉ hưu hoặc khi yêu cầu, nhiệm vụ quản lý tăng lên. Việc tổ chức thi tuyển còn khó khăn do các vướng mắc về cơ chế như tuyển dụng còn cào bằng, nội dung thi tuyển nặng về lý thuyết, học thuộc.
- Tỷ lệ công chức có trình độ đại học còn thấp, hình thức đào tạo chủ yếu là tại chức. Đội ngũ công chức thiếu kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp quản lý thuế hiện đại, như kiến thức phân tích, dự báo, xử lý tờ khai và các dữ liệu thuế, kiến thức kế toán, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp; kiến thức tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Trình độ tin học của công chức để khai thác các chương trình ứng dụng quản lý thuế còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ còn yếu, chưa đủ điều kiện tham gia các khoá học về nghiệp vụ ở nước ngoài để đáp ứng công việc được giao trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Việc phân bố nguồn lực không đều, bộ phận thực hiện các chức năng quản lý thuế chính còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng trước yêu cầu quản lý thuế mới. Số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra trên tổng số công chức chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra (khoảng 20%). Trong khi đó kinh tế ngày càng phát triển, số lượng NNT ngày càng gia tăng, với tỷ lệ cán bộ thanh tra, kiểm tra như hiện nay, việc giám sát, kiểm tra, thanh tra NNT sẽ khó đảm bảo được thực hiện đầy đủ. Số cán bộ quản lý ở các đội thuế (quản lý hộ kinh doanh) chiếm trên 30% nhưng số thu chỉ chiếm 10,4 % số thu ngân sách. Cơ cấu công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chức trực tiếp và gián tiếp cũng mất cân đối; số công chức làm việc tại các bộ phận quản lý theo chức năng chiếm khoảng 45,5% tổng số công chức.
Bảng 3.12: Cơ cấu cán bộ theo các chức năng quản lý thuế
Đơn vị tính: Tỷ lệ (%) của cán bộ theo chức năng/Tổng số cán bộ
Số
TT Nội dung 2011 2012 2013
1 Cán bộ Tuyên truyền- Hỗ trợ thuế 7,8% 7,1% 7,3% 2 Cán bộ Kê khai- Kế toán thuế 13,3% 12,7% 12,8% 3 Cán bộ Thanh tra, kiểm tra 16,2% 15,6% 18,4% 4 Cán bộ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ 8,3% 6,7% 5,7% 5 Cán bộ đội thuế liên xã phường 38,9% 34,2% 31,3% 6 Cán bộ công chức còn lại 15,5% 23,7% 24,5%
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Tuyên Quang)
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa theo kịp sự phát triển của ngành; đào tạo chưa có tính hệ thống, tính chuyên nghiệp, chuyên sâu phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của ngành thuế.
- Đội ngũ giảng viên chủ yếu dựa vào giảng viên kiêm chức phải tập trung triển khai nhiều công việc chuyên môn nên việc tham gia vào công tác đào tạo còn hạn chế. Đội ngũ giảng viên chưa được đào tạo chính qui về phương pháp giảng dạy.
- Chưa có địa điểm riêng để tổ chức các khoá bồi dưỡng, tập huấn: chưa có phòng máy tính để tập huấn các ứng dụng tin học; chưa có địa điểm để tập huấn chuyên môn nghiệp vụ... dẫn tới việc thiếu chủ động trong quá trình triển khai tổ chức đào tạo bồi dưỡng cũng như chi phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng tăng lên rất nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/