Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh an giang (Trang 35 - 40)

2.1.2.1. Vị trí địa lý

An Giang là tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL. Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia với đường biên giới dài 104 km, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế. Phía Tây

Nam giáp tỉnh Kiên Giang với đường ranh giới dài 69,789 km. Phía Nam có 44,734 km đất đai tiếp giáp với thành phố Cần Thơ. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng tháp, ngăn cách bởi sông Tiền và rạch Cái Tàu Thượng với chiều dài đường ranh giới là 107,6 km.

Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

Nguồn: UBND tỉnh An Giang

Lãnh thổ An Giang bao gồm hai vùng: dãy cù lao nằm giữa sông Tiền - sông Hậu, bao gồm các huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới; dãy đất nằm dọc bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên. Chiều dài nhất theo hướng Bắc - Nam là 86 km, Đông - Tây là 87 km.

- Điểm cực Nam: 10012’B, thuộc xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn. - Điểm cực Tây: 104046’Đ, thuộc xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn.

- Điểm cực Đông: 105035’Đ, thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.536,67 km2, bằng 1,05% diện tích toàn quốc và bằng 8,7% diện tích toàn vùng ĐBSCL (đứng thứ 4 trong vùng). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm Thành phố Long Xuyên, 2 thị xã (Châu Đốc, Tân Châu) và 8 huyện là An Phú, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên; với 120 xã, 20 phường, 16 thị trấn.

Bảng 2.1. Diện tích và dân số các huyện thuộc tỉnh An Giang các năm 2009 - 2010

TÊN HUYỆN Diện tích (Km2)

Dân số

(Nghìn người) Mật độ dân số (Người/km2)

2009 2010 2009 2010 2009 2010 Tp Long Xuyên 115 115 279,8 279,8 2.424 2.426 Tx. Châu Đốc 105 105 111,9 111,9 1.069 1.063 An Phú 218 226 178,0 179,8 817 794 Tx. Tân Châu 170 177 153,0 172,1 897 974 Phú Tân 328 313 229,3 209,5 699 668 Châu Phú 451 451 245,8 245,7 545 545 Tịnh Biên 356 355 122,0 121,1 343 341 Tri Tôn 600 600 132,6 132,6 221 221 Châu Thành 355 355 170,6 170,6 480 480 Chợ Mới 370 369 345,3 345,3 934 935 Thoại Sơn 469 469 181,0 181,0 386 386 Tổng 3.538 3.535 2.149,3 2.149,4 608 608

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2010

Vị trí địa lý là một trong những lợi thế quan trọng để An Giang phát triển thương mại và các ngành dịch vụ, du lịch.

Nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, liền kề với trung tâm kinh tế lớn của vùng là Thành phố Cần Thơ, An Giang có cơ hội tạo lập các quan hệ kinh tế thương mại với các khu vực thị trường năng động, được tác động lôi kéo và tiếp thu ảnh hưởng lan tỏa từ sức phát triển của các địa phương liền kề trong vùng.

Với tuyến biên giới dài gần 104 km với hệ thống cửa khẩu (trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia), Khu kinh tế cửa khẩu An Giang - một trong

các Khu kinh tế trọng điểm quốc gia - là những lợi thế đặc biệt để An Giang trở thành cầu nối trung chuyển hàng hoá giữa thị trường trong nước với thị trường Campuchia và các nước ASEAN. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa không chỉ cho các sản phẩm của An Giang mà còn cho hàng hóa của các địa phương trong nước, mà trước hết là các địa phương thuộc vùng ĐBSCL, vùng Đông Nam bộ với thị trường Campuchia và các nước khác.

Hoạt động du lịch ngày càng đa dạng với sự hợp tác với các tỉnh lân cận như thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang,…tạo nên một sự nối kết trong các hoạt động của ngành du lịch được thuận lợi và phát triển hơn.

2.1.2.2. Khái quát về tự nhiên

Địa hình:

An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi.

Vùng đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, bao gồm đồng bằng phù sa khá bằng phẳng, có độ nghiêng nhỏ và độ cao tương đối thấp; đồng bằng ven núi có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau. Đất đai vùng đồng bằng An Giang rất màu mỡ, phù hợp cho phát triển nông nghiệp.

Vùng đồi núi chia thành hai dạng chính: Dạng núi cao, có dốc lớn trên 25° và dạng núi thấp thoải, độ dốc nhỏ dưới 15°. Vùng đồi núi phân bố theo vành đai cánh cung, bao trùm lên gần hết diện tích 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, nhìn chung không thuận lợi cho phát triển sản xuất nhưng có tiềm năng về khoáng sản, có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích văn hóa lịch sử, phù hợp cho phát triển du lịch.

Nằm giữa hai con sông lớn là Sông Tiền, Sông Hậu và hệ thống kênh rạch chằng chịt không chỉ cung cấp phù sa và các nguồn lợi thủy sản mà còn tạo thành những tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nối liền các địa bàn trong tỉnh với các tỉnh vùng ĐBSCL, với các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và khu vực Biển Đông, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá đường dài, cho phép tiết kiệm chí phí lưu thông.

Khí hậu:

Tỉnh An Giang nằm trong khu vực mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, ổn định, lượng ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào,… Có hai mùa rõ rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc, do năm sâu trong đất liền nên ít bị ảnh hưởng của gió bão. Tuy nhiên, lượng mưa trong năm lớn, tập trung vào mùa mưa (chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm) lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên thường gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt. Hiện tượng này xảy ra theo chu kỳ hàng năm, một mặt, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống dân cư, mặt khác lại tạo nên các nguồn lợi đặc trưng của mùa nước nổi, có khả năng khai thác để phát triển thương mại – du lịch – dịch vụ.

Đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh năm 2010 là 353.667 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 84,1%, đất phi nông nghiệp chiếm 15,4%, đất chưa sử dụng chiếm 0,5%. Tỷ trọng đất nông nghiệp khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên nhưng hệ số diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của An Giang ở mức thấp nhất vùng ĐBSCL (0,14ha), trên 70% diện tích đất là đất phù sa hoặc đất có nguồn gốc phù sa do được sông ngòi bồi đắp hàng năm, địa hình tương đối bằng phẳng thích nghi với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây lúa và hoa màu.

Nguồn nước:

An Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc là một lợi thế lớn về nguồn nước ngọt dồi dào, cung cấp trực tiếp cho các hoạt động sản xuất và đời sống dân cư. Ngoài ra, còn có nguồn nước ngầm với chất lượng tốt và trữ lượng lớn, phục vụ cho phát triển công nghiệp và khu đô thị. Nguồn nước khoáng có chất lượng tại huyện Tri Tôn cũng có thể khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt vào mùa nước nổi, với diện tích mặt nước lớn có thể khai thác nuôi thủy sản, trồng các loại thực vật đặc trưng trong mùa nước nổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh vật:

An Giang có nguồn tài nguyên thực vật và động vật thuộc loại phong phú và đa dạng.

Thực vật: Trong các nguồn tài nguyên thực vật, cây lúa là thế mạnh được ưu tiên phát triển hàng đầu, là nguồn sống của phần lớn người dân trong tỉnh. Đặc biệt là những giống lúa cao sản ngắn ngày có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Gần đây, nhiều cây trồng khác như khoai mỳ, bắp lai, bắp non, đậu nành rau, nhiều loại rau màu, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả cũng được chú trọng phát triển phục vụ xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân. Bên cạnh đó, An Giang còn có các loại thực vật làm vật liệu xây dựng, sản xuất đồ mộc dân dụng, nguyên liệu phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và nhiều loài cây, cỏ là nguồn dược liệu để phòng trị bệnh, tập trung phần lớn ở vùng đồi núi.

Động vật: ở An Giang chủ yếu là nuôi cá, tôm, vịt, gà, bò, heo, …Gần đây

phát triển thêm ếch, lươn, cá sấu, rắn, ba ba... Thủy sản được xác định là thế mạnh ở An Giang, nên nghề nuôi cá bè, nuôi cá hầm và nuôi cá trong chân ruộng lúa, trong ao vườn đã và đang phát triển với các giống cá nước ngọt. Các loài thủy sản mặc dù có trữ lượng còn hạn chế nhưng lại khá đa dạng về chủng loại, cộng với lợi thế diện tích mặt nước lớn của tỉnh, nên có thể khai thác được quanh năm (trừ các mùa bão, lũ…).

Nguồn tài nguyên, sản vật phong phú, dồi dào tạo nguồn cung có quy mô lớn cho hoạt động thương mại, đặc biệt cho xuất khẩu. Với sản lượng lúa hàng năm khoảng 3,6 triệu tấn (năm 2010) - xuất khẩu trên 500 nghìn tấn, sản lượng thủy sản hơn 315 nghìn tấn (năm 2010) - xuất khẩu 150 nghìn tấn, An Giang là một trong các địa phương đứng đầu cả nước về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo và thủy sản.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh an giang (Trang 35 - 40)