Các nhân tố kinh tế xã hội và chính trị

Một phần của tài liệu phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh an giang (Trang 75 - 78)

2.2.3.1. Nguồn nhân lực du lịch

Theo báo cáo của Cục Thống kê An Giang, dân số trong độ tuổi lao động, thực tế có tham gia vào lao động của tòan tỉnh năm 2010 là 1.207.207 người, trong đó lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản là 784.685 người, chiếm 65%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 120.721 người, chiếm 10%; khu vực dịch vụ là 301.802 người chiếm 25%.

Bảng 2.7. Số lao động trong lĩnh vực dịch vụ của tỉnh An Giang Giai đọan 2005-2010 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) Tăng/giảm (2010-2005) Tổng số 241.283 100 301.802 100 60.519

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 80.556 33,39 95.203 31,5 14.646 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 52.433 21,73 63.087 20,9 10.654 Vận tải kho bãi 37.047 15,35 45.501 15,1 8.454 Giáo dục, đào tạo 22.730 9,42 25.883 8,6 3.153 Hoạt động của Đảng, đoàn thể,

tổ chức 10.762 4,46 12.254 4,1 1.492 Thông tin và truyền thông 1.427 0,59 2.112 0,7 685 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 2.103 0,87 5.766 1,9 3.663 Kinh doanh bất động sản 1.332 0,55 1.883 0,6 551 Khoa học và công nghệ 1.479 0,61 2.626 0,9 1.147 Y tế 7.019 2,91 7.989 2,6 970 Nghệ thuật vui chơi và giải trí 3.704 1,54 8.374 2,8 4.670 Dịch vụ hành chính, hỗ trợ 1.969 0,82 3.172 1,1 1.203 Dịch vụ làm thuê hộ gia đình 2.799 1,16 5.303 1,8 2.504 Dịch vụ khác 15.923 6,60 22.649 7,5 6.725

Tổng số cán bộ công chức viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) từ tỉnh đến huyện là 745 người (quản lý nhà nước 155 người; sự nghiệp 590 người) trong đó có 02 tiến sĩ (chiếm 0,26%), 09 thạc sỹ (1,2%), 224 Đại học (30%), 20 cao đẳng (2,6%), trung cấp 101 (13,6%), sơ cấp và trình độ phổ thông chủ yếu là viên chức năng khiếu nghệ thuật và hướng dẫn viên TDTT, … 389 (52,2%).

Bảng 2.8. Số người lao động trong ngành du lịch ở An Giang giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: người Lao động ngành du lịch 2006 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%)

Đại học và trên đại học 120 10,9 300 20 Cao đẳng, trung cấp 140 12,7 350 23,3 Đào tạo khác 182 16,6 500 33,4 Chưa qua đào tạo 658 59,8 350 23,3 Tổng cộng 1100 100 1500 100

Xử lý số liệu từ nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch An Giang

Trình độ ngoại ngữ tập trung chủ yếu là Anh văn, gồm: 20 đại học (2,6%), chứng chỉ A trở lên 167 (22,4%), chưa có bằng cấp, chứng chỉ 558 (74,8%)

Số cán bộ công chức biết sử dụng máy tính trong công việc là 461/745 đạt 61,8%, còn lại 38,2% chưa biết sử dụng máy tính hoặc không có điều kiện sử dụng máy tính (chủ yếu là cán bộ công chức lớn tuổi và những đơn vị chưa có điều kiện trang bị đầy đủ máy tính).

Cán bộ VHTTDL - Đài truyền thanh, cán bộ gia đình - trẻ em cấp xã hiện có 516 người trong đó được đào tạo (quản lý VHTDTT, báo chí, hành chính…) 186 trung cấp chiếm 36%, 20 đại học 3,9%, 310 lao động năng khiếu, phổ thông chiếm 60%. [ 7 ]

2.2.3.2. Chính sách phát triển du lịch

An Giang có thế mạnh về phát triển du lịch, hàng năm có khỏang trên 4 triệu khách du lịch và hành hương đến với các khu/điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

rộng dịch vụ - du lịch, kinh tế biên giới, ưu tiên cho xuất khẩu...Trong đó, khu vực dịch vụ - du lịch được xác định là hướng chủ yếu để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. An Giang đã và đang có nhiều nổ lực phát triển du lịch nhằm xây dựng An Giang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Ngành du lịch đang được đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, tri thức và lao động trong và ngoài nước, đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Địa phương khuyến khích duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nâng cao chất lượng các lễ hội văn hóa truyền thống của địa phương vốn hấp dẫn khách du lịch,… Doanh thu từ ngành du lịch, một phần sẽ được tái đầu tư cho công tác tu bổ, tôn tạo các khu du lịch, danh lam thắng cảnh, các khu di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2010, ngành đã tiến hành các công việc trọng tâm như: Tham gia sự kiện du lịch trong khuôn khổ Năm du lịch quốc gia (Hà Nội); gia cố và thay đổi hình ảnh du lịch của các biển quảng cáo (Tịnh Biên, Vàm Cống, Chợ Mới); tổ chức đoàn doanh nghiệp và cơ quan báo chí về khảo sát các điểm tham quan du lịch tại Cù Lao Giêng - Chợ Mới( mô hình du lịch mới); tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế (TP. HCM); tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế (Campuchia); tiếp tục thực hiện Chương trình hợp tác với Tp.HCM, Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau và Hiệp hội Du lịch; thực hiện Chuyên đề Phát triển du lịch trên sóng truyền hình An Giang, chủ yếu cung cấp thông tin hoạt động du lịch để mời gọi đầu tư; quảng bá hình ảnh du lịch An Giang, ấn phẩm du lịch, ẩm thực, các hoạt động của doanh nghiệp du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi hội thảo, hội chợ, lễ hội..., chú trọng đến các sản phẩm du lịch mới như: du lịch cộng đồng và du lịch mùa nước nổi; hoàn thành kế hoạch tổ chức hội chợ triển lãm và liên hoan ẩm thực phục vụ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ V tỉnh An Giang năm 2011.

2.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch mùa nước nổi ở An Giang

Một phần của tài liệu phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh an giang (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)