Khái quát về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh an giang (Trang 40 - 44)

2.1.3.1. Về xã hội

Tổng số dân của tỉnh An Giang năm 2010 là 2.149.457 người. Như vậy, An Giang là tỉnh đông dân nhất Vùng ĐBSCL và đứng thứ 6 trong số những tỉnh đông dân nhất của nước ta. Số người sống ở khu vực thành thị năm 2010 là 640.431 người, chiếm 29,8% và ở khu vực nông thôn là 1.509.206 người, chiếm 70,2% tổng dân số.

Biểu đồ 2.1. Dân số tỉnh An Giang giai đoạn 2000 - 2010 2,061 2,125 2,134 2,142 2,147 2,149 2,000 2,020 2,040 2,060 2,080 2,100 2,120 2,140 2,160 2000 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh An Giang năm 2010

Mật độ dân số bình quân của tỉnh năm 2010 là 608 người/km2 thuộc loại cao trong vùng ĐBSCL và so với mức trung bình của cả nước.

Dân cư ở An Giang phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành thị và vùng ven sông Tiền, sông Hậu, còn vùng đồi núi phía Tây và Tây Nam dân cư thưa thớt hơn: Thành phố Long Xuyên - mật độ 2.426 người/km2, thị xã Châu Đốc - mật độ 1.063 người/km2

, huyện Tri Tôn - 221 người/km2,…

.

Dân cư sống trải dài theo trục lộ giao thông, dọc theo hai bên bờ sông, kênh, gạch, quy tụ ở các trung tâm kinh tế - hành chính – văn hóa lớn. Một số khác sống trên các ghe, xuồng, bè hợp thành làng nổi trên sông – một loại hình cư trú độc đáo ở khu vực ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng.

Hiện nay trên toàn tỉnh có 29 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 4 dân tộc có số dân đông nhất:

- Người Kinh chiếm 94,92% dân số, cư trú khắp nơi trên địa bàn tỉnh.

- Người Khơ Me chiếm 3,85% dân số, tập trung đông đúc ở hai huyên Tri Tôn và Tịnh Biên.

- Người Chăm chiếm 0,61% dân số, cư trú rãi rác ở các huyện như An Phú, Châu Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Thành.

- Người Hoa chiếm 0,55% dân số, sống chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn.

Ngoài ra còn có các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn tỉnh nhưng với số lượng không đáng kể như: người Tày, Mường, Nùng, Thái,…

Các tôn giáo chính ở tỉnh An Giang là: đạo Phật, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, đạo Công giáo, đạo Tứ Ân Hiếu Ngjĩa và đạo Hồi. Ngoài ra còn một số ít theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tin Lành.

Nhìn chung mỗi một dân tộc mang một nét văn hóa đặc sắc riêng, phong tục tập quán riêng và có một tôn giáo riêng nhưng lại có một mối quan hệ gắn bó với nhau về nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội cũng như địa bàn cư trú. Họ có cùng truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, yêu quê hương đất nước điều đó là một sự gắn kết tốt đẹp nhất cho sư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

2.1.3.2. Khái quát về kinh tế

Tổng GDP của An Giang tính đến năm 2010 là 16,9 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), gấp 1,5 so với năm 2006; còn tính theo giá thực tế là 45.533 tỷ đồng. Như vậy, quy mô nền kinh tế của tỉnh đã được mở rộng khá nhanh và từng bước tăng khả năng đóng góp vào cho tăng trưởng của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006-2009 là 11,32%, cao hơn 1,24 lần so thời kỳ 2001-2005. Ngoại trừ ngành nông, lâm, thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với thời kỳ trước (3,44% so với 5,18%), còn lại ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng cao hơn, tương ứng là 13,34% và 15,48%. So với cả nước, tốc độ tăng trưởng của hai ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ của tỉnh cũng cao hơn mặt bằng chung của cả nước.*

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong GDP là 12,8%, nông-lâm-thủy sản 33,4%, dịch vụ 53,8%. Nhìn tổng thể trong thời gian qua, về cơ cấu ngành thấy rằng, tỷ trọng của khối ngành nông, lâm, thuỷ sản đã giảm từ 37,6% (năm 2005) xuống 33,4% (năm 2010), tỷ trọng của khối ngành công

nghiệp - xây dựng tăng nhẹ từ 12,1% xuống còn 12,8%; dịch vụ tăng khá nhanh từ 50,3% tăng lên 53,8%.

Bảng 2.2. GDP và cơ cấu GDP tỉnh An Giang giai đọan 2005-2010

Chỉ tiêu 2005 2010 Thay đổi sau 5 năm

GDP (giá hiện hành - tỷ đồng) 18.646 45.533 - Nông, lâm, thuỷ sản 7.172 15.234 - Công nghiệp - xây dựng 2.287 5.836 - Dịch vụ 9.187 24.462 Cơ cấu (%) 100,0 100,0

- Nông, lâm, thuỷ sản 37,57 33,4 - 4,17 - Công nghiệp - xây dựng 12,10 12,8 + 0,7 - Dịch vụ 50,33 53,8 + 0,47

Nguồn: Niên giám thống kê An Giang năm 2010

Có thể thấy được khu vực dịch vụ luôn dẫn đầu về mức đóng góp cho GDP, khẳng định vai trò quan trọng của ngành dịch vụ đối với quá trình tăng trưởng GDP của tỉnh.

Đối với sự chuyển dịch về thành phần kinh tế, giai đoạn 2006-2010 không có nhiều thay đổi đáng kể, khu vực kinh tế trong nước chiếm tuyệt đại đa số. Trong đó, kinh tế cá thể tiếp tục vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 76,8% năm 2008) tổng sản phẩm của tỉnh, khu vực kinh tế nước ngoài của tỉnh An Giang gần như không phát triển. Thành phần kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh và công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Điều này cho thấy sự phát triển về kinh tế của An Giang tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ, thiếu cở sở vật chất kĩ thuật và trình độ quản lý, không thu hút được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp ngoài nước. Tuy nhiên An Giang đã tận dụng khá tốt các lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ luôn đóng góp giá trị lớn trong GDP của tỉnh. Điều này đã góp phần thúc

đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc, là một bước chạy đà tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh an giang (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)