Tiềm năng phát triển du lịch mùa nước nổi ở AnGiang

Một phần của tài liệu phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh an giang (Trang 44 - 75)

2.2.1. Tài nguyên du lịch

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình

An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi.

 Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cư toàn tỉnh. Đồng bằng cũng được phân thành hai loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi.

- Đồng bằng phù sa do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp, gồm 2 khu vực: + Khu vực 1: là dãy đất nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, bao gồm một phần huyện An Phú và các huyện Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Địa hình có dạng lòng chảo, cao ở hai bờ sông và thấp dần ở giữa. Độ cao trung bình ở ven sông là 3 - 4 m, ở khu lòng chảo là 1,5 - 3 m.

+ Khu vực 2: là dãy đất nằm ở hữu ngạn sông Hậu, bao gồm một phần huyện An Phú, các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên. Địa hình hơi nghiêng, thấp dần về phía Tây - Tây Nam. Nơi thấp nhất chỉ cao khoảng 0,7 - 1,0 m so với mực nước biển.

- Đồng bằng ven núi thuộc kiểu sườn tích (Deluvi) và phù sa cổ. Kiểu sườn tích hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, độ cao trung bình từ 5 - 10 m, hẹp, độ dốc nhỏ.

 Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, gồm các cụm núi chính:

- Cụm núi Sập: gồm 4 núi là núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu đều thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn. Núi Sập có độ cao 85 m với chu vi 3.800 m.

- Cụm Ba Thê: có 5 núi cũng nằm trên huyện Thoại Sơn là: núi Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Lớn nhất là núi Ba Thê với độ cao 221 m và chu vi khoảng 4.220 m.

- Cụm núi Phú Cường: có 13 núi nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên gồm núi Phú Cường, núi Dài Năm Giếng, núi Két, núi Rô, núi Trà Sư, núi Bà Vải, núi Đất Lớn, núi Bà Đắt, núi Cậu, núi Đất Nhỏ, núi Mo Tấu, núi Chùa và núi Tà Nung. Cao nhất là núi Phú Cường 282 m với chu vi khoảng 9.500 m.

- Cụm núi Cấm: có 7 núi nằm giáp ranh giữa huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên gồm: núi Cấm, núi Bà Đội, núi Nam Quy, núi Bà Khẹt, núi Tà Lọt, núi Ba Xoài và núi Cà Lanh. Núi Cấm cao nhất 705 m với chu vi 28.600 m.

- Cụm núi Dài: thuộc huyện Tri Tôn có 4 núi: núi Dài, núi Tượng, núi Nước và núi Sà Lôn. Trong đó núi Dài cao 554 m và chu vi là 21.625 m .

- Cụm núi Tô: có 2 núi là Cô Tô và Tà Pạ, đều thuộc huyện Tri Tôn. Cao nhất là núi Cô Tô 614 m với chu vi 14.375 m.

- Núi Nổi: nằm độc lập ở huyện An Phú. Núi có độ cao 10 m và chu vi khoảng 320m.

- Núi Sam: cũng nằm độc lập ở thị xã Châu Đốc, có độ cao 228 m và chu vi khoảng 5.200 m.

Trong đó, khu vực Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn gồm các ngọn núi: núi Cấm (cụm núi Cấm), núi Dài (cụm núi Dài), núi Dài Năm Giếng (cụm núi Phú Cường), núi Cô Tô (cụm núi Cô Tô), núi Nước (cụm núi Dài), núi Tượng (cụm núi Dài). Núi Sam ở thị xã Châu Đốc và núi Nổi ở huyện An Phú là các núi lẻ nổi lên giữa cánh đồng lúa xanh rờn, tạo nên vẻ đẹp sinh động. Đất đai vùng núi chủ yếu là đất xám, nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, dễ bị khô hạn và xói mòn. Sản xuất nông nghiệp chỉ được một vụ vào mùa mưa, chủ yếu là trồng cây ăn quả và trồng rừng.

Do lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về rất lớn nên một lượng nước lớn đã tràn qua bờ vào những khu vực trũng thấp. Ba vùng ngập lụt nhất ở An Giang là: vùng phía Tây sông Hậu, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu và vùng tả

ngạn sông Tiền. Các huyện cù lao của An Giang bị ngập lụt hàng năm là do lượng nước từ vùng trũng Campuchia tràn về, ban đầu ngập phần lớn diện tích huyện Tân Châu, sau đó tiếp tục chảy tràn xuống huyện Phú Tân và Chợ Mới. Mặt khác, do địa hình 3 huyện cù lao có dạng lòng chảo nên khi lũ lên cao thì nước từ sông Tiền và sông Hậu theo các kênh rạch chảy tràn vào làm ngập lụt cả vùng này. Ngoài ra, vùng phía Tây sông Hậu do lượng nước nhiều nên chảy tràn qua khu vực tứ giác Long Xuyên, mặt khác do lượng nước từ sông Hậu chảy theo các kênh Tri Tôn, Mặc Cần Dưng, Rạch giá - Long Xuyên, Cái Sắn,...cùng góp phân ngập vùng tứ giác Long Xuyên.

Vùng phía Tây sông Hậu tập trung phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp của các huyện: Châu Phú, Châu Thành, An Phú, Tịnh Biên. Do đó, hàng năm khi mùa nước lên làm ngập một diện tích rộng lớn, tạo thuận lợi cho phát triển các loại hình DLMNN. Những điểm có hệ sinh thái ngập nước phát triển mạnh như: ở Tịnh Biên có hệ thống rừng Tràm phong phú đa dạng các chủng loại động thực vật; An Phú có Búng Bình Thiên ngập nước với diện tích rất lớn và mang nét hoang sơ; Châu Phú với những cánh đồng nước và cuộc sống của người dân địa phương tham gia mưu sinh theo con nước tạo nên sức hấp dẫn du khách trong mùa nước nổi. Những cánh đồng nước ở Châu Phú hay khu vực lân cận như Châu Thành cũng thuận lợi cho các loại hình du lịch như đánh bắt cá, giăng câu thả lưới, tắm đồng, bắt chuột, hái bông điên điển,… vì nơi đây là nơi thuận lợi cho việc sinh sôi nảy nở của các loại thủy sản.

Ngược lại ở khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu và tả ngạn sông Tiền thuận lợi hơn cho hình thức du lịch sông nước, du lịch tham quan di tích văn hóa và làng nghề truyền thống. Điều đó sẽ làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút số lượng khách đến với An Giang ngày một tăng trong đó có DLMNN.

Khí hậu:

An Giang nằm trong vùng gần trung tâm xích đạo nên mang đậm tính chất của kiểu khí hậu xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình hằng năm là 10.0000C.

Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.520 giờ, cao kỷ lục so với cả nước. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, cao nhất là tháng 4 khoảng 29,50C, thấp nhất là tháng 12 khoảng 240C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Vào mùa khô, biên độ nhiệt từ 1,5 - 30; vào mùa mưa, biên độ nhiệt giữa các tháng chỉ vào khoảng trên dưới 10

.

Biểu đồ 2.2. Nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm 2010 ở An Giang

0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 350,0 400,0 450,0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng mm 24,0 25,0 26,0 27,0 28,0 29,0 30,0 31,0 0C

Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C)

Nguồn: Niên giám thống kê An Giang năm 2010

Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc, thời tiết trong sáng, ít mưa, mưa vào mùa này chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng cho cây trồng và sinh hoạt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam thổi vào, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, tập trung cao nhất từ tháng 8 - tháng 10, gây nên cảnh ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.

Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu như không xảy ra bão và sương muối. Đây là những thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông. Khó khăn nhất mà khí hậu gây ra cho tỉnh An Giang cũng như các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước

vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục, tìm nguồn cung cấp nước vào mùa khô, tận dụng các nguồn lợi của lũ như: bồi đắp phù sa, khai thác thủy sản....giúp người dân yên tâm sống chung với lũ.

Bản đồ 2.2.Phân vùng ngập lụt tỉnh An Giang ứng với mực nước đỉnh lũ có tần suất 10% tại Tân Châu

Mùa nước nổi ở An Giang hình thành gắn liền với mùa mưa và các yếu tố thời tiết khác tác động như: gió mùa, bão, dải hội tụ nhiệt đới, dông,…gây ra. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hoạt động du lịch trong mùa nước nổi. Về chế độ mưa trong mùa nước nổi ở An Giang được thể hiện như sau: mùa mưa ở An Giang bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI chiếm 90% lượng mưa cả năm. Chế độ mưa và sự phân bố lượng mưa trong các tháng là khá điều hoà. An Giang là nơi chịu tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam. Gió này hoạt động trùng vào đầu mùa mưa nên mang đến khu vực Nam Bộ khối không khí ẩm. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của địa hình dãy Thất Sơn nên lượng mưa khá cao. Tuy nhiên, những trận mưa có cường độ lớn thường xuất hiện trên diện tương đối hẹp và thời gian của trận mưa không kéo dài. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động DLMNN.

Tài nguyên nước:

Hệ thống sông, kênh, rạch và hồ:

An Giang nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long, đoạn hạ lưu của sông Mê Kông, có nhiều sông lớn chảy qua. Ngoài ra, tỉnh còn có một hệ thống rạch tự nhiên và các kênh đào nằm rải rác khắp nơi, tạo thành mạng lưới giao thông thủy lợi chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72 km/km2.

- Các sông chính:

+ Sông Mê kong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, dài 4800km, chảy theo hướng Nam qua Mianma và đi vào vùng trung lưu, hạ lưu qua các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Từ Phnom Pênh, sông Mê kông chia ra làm hai nhánh: nhánh phía Đông chảy vào Việt Nam gọi là Sông Tiền, nhánh phía Tây gọi là Sông Hậu và đổ ra biển Đông bằng 9 cửa. Như vậy, Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh lớn của sông Mê kông, khi chảy vào Việt Nam còn có tên gọi là sông Cửu Long.

+ Sông Tiền chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, qua Tân Châu, Sa Đéc (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre rồi đổ ra biển Đông bằng 6 cửa: Cửa Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Đoạn sông thuộc An Giang dài 82km qua các huyện Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, rộng từ

1000-2000m tùy nơi, độ sâu trung bình khoảng 20m, có chỗ sâu hơn 45m. Đối với An Giang sông Tiền là trục giao thông thủy quan trọng nhất, là nguồn cung cấp nước và phù sa lớn nhất, đồng thời cũng là con sông có chế độ dòng chảy và diễn biến lòng sông phức tạp nhất.

+ Sông Hậu là sông có hướng chảy song song với sông Tiền, qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng rồi đổ ra biển Đông bằng 3 cửa: Cửa Định An, Tranh Đề và Ba Thắc (Bát Xắc). Đoạn sông thuộc An Giang dài 100km, hữu ngạn là Tx. Châu Đốc, các huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành và Tp. Long Xuyên rộng trung bình 800-1200m tùy nơi có chỗ rộng đến 2000m, độ sâu trung bình 13m có chỗ sâu 45m. Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng nối liền trung tâm tỉnh với các huyện, thị khác, đồng thời là nguồn cung cấp nước và phù sa chủ yếu cho vùng Tứ giác Long Xuyên.

+ Sông Vàm Nao: chảy ven thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, xã Kiến An, Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Sông có chiều dài 7km, rộng trung bình 700m, độ sâu khoảng 17m, nối liến sông Tiền và sông Hậu theo hình chữ H, có tác dụng làm cân bằng dòng chảy giữa sông Tiền và sông Hậu.

+ Sông Bình Di: là một nhánh của sông Hậu, tách ra tại xã Khánh Bình, huyện An Phú, chảy đến xã Vĩnh Hội Đông, dài khoảng 10 km.

+ Sông Châu Đốc là một phụ lưu của sông Hậu, bắt đầu từ xã Vĩnh Hội Đông, nơi giao nhau giữa sông Tà Keo (chảy từ Campuchia qua) và sông Bình Di, chảy qua xã Đa Phước, đến thị xã Châu Đốc thì nhập vào sông Hậu, dài khoảng 18 km. Sông ở Bình Di và sông ở Châu Đốc có độ rộng trung bình là 150m, độ sâu trung bình là 7m, và có chỗ sâu tới 25m như tại khu vực xã khánh Bình và Thị xã Châu Đốc.

Ngoài các con sông lớn, An Giang còn có hệ thống các kênh, rạch, hồ nằm rải rác khắp bề mặt lãnh thổ.

- Hệ thống rạch tự nhiên: các rạch có độ dài từ vài km đến 30 km, bề rộng từ vài m đến 100 m, độ uốn khúc quanh co khá lớn, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu

thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch ở phía Tây sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu dẫn vào nội đồng. Một số rạch lớn như: Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc (huyện Phú Tân); Ông Chưởng, Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới); Long Xuyên (thành phố Long Xuyên); Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành); Cần Thảo (huyện Châu Phú). Trong đó rạch Ông Chưởng và rạch Long Xuyên là quan trọng nhất.

+ Rạch Long Xuyên: dài 28km, bắt đầu từ sông Hậu tại Tp. Long Xuyên chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, nối kênh Thoại Hà tại xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, sông Kiên và đổ ra cửa Rạch Giá (Kiên Giang). Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng và là một trong những trục tưới tiêu chính của An Giang nói riêng và cả vùng Tứ giác Long Xuyên nói chung.

+ Rạch Ông Chưởng: dài 20km, lấy nước sông Tiền ngay tại đầu thị trấn Chợ Mới, chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam chia huyện Chợ Mới thành hai khu vực Đông và Tây, cuối cùng đổ vào sông Hậu ở cù lao Mỹ Hòa Hưng. Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng quanh năm và là trục tưới tiêu chính của huyện Chợ Mới.

- Mạng lưới kênh đào: được khai mở qua các thời kỳ. Hệ thống kênh trên địa bàn tỉnh được phân thành 3 cấp, với chiều dài tổng cộng khoảng 5.171 km, đạt mật độ 1,5 km/km2. Năng lực giao lưu nước lớn nhất vào mùa lũ khoảng 7.500 m3/s và nhỏ nhất vào mùa khô khoảng 1.650 m3/s, có tác dụng tích cực trong việc khuếch tán dòng chảy lũ - phù sa - triều vào sâu nội đồng để tiêu lũ trong mùa mưa, chuyển tải ngọt đuổi mặn trong mùa khô, thay nhau rửa phèn vào đầu và cuối mùa mưa. Sau đây là một vài tuyến kênh chính:

+ Kênh Thoại Hà: nối rạch Long Xuyên tại Vĩnh Trạch kéo dài theo hướng Tây Nam, đổ ra vịnh Thái Lan tại cửa Rạch Giá.

+ Kênh Vĩnh Tế: dài 91 km, bắt đầu từ tả ngạn sông Châu Đốc tới sông Giang Thành ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).

+ Kênh Vĩnh An: dài 17 km, là trục giao thông nối liền giữa hai trung tâm thương mại Tân Châu và Châu Đốc.

Ngoài ra, trên đại bàn tỉnh còn có nhiều kênh đào lớn khác có giá trị kinh tế cao như: Kênh Trà Sư, Kênh Thần Nông, Kênh Vàm Xáng…

- Hồ: trên địa bàn An Giang hiện có hai loại hồ là tự nhiên và nhân tạo. Hồ tự nhiên ở An Giang là dấu tích còn sót lại của quá trình sông - biển tạo lập châu thổ

Một phần của tài liệu phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh an giang (Trang 44 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)