2.2.4.1. Thuận lợi
Khi đến với An Giang du khách không chỉ biết đến những dang lam thắng cảnh đẹp cùng với dãy thất sơn màu nhiệm và đầy huyền bí với những ngôi chùa, đình, miếu,...đẹp và linh thiêng. Bên cạnh đó, một loại hình du lịch mới chứa đựng một tiềm năng rất lớn đang cố gắn vươn lên và hòa mình vào dòng du lịch của An Giang - DLMNN đã và đang thể hiện vị thế của mình trong khu vực với những thuận lợi vốn có để phát triển.
Thiên nhiên ưu đãi cho con vùng đất và con người nơi đây. An Giang hội đủ điều kiện về tài nguyên thiên nhiên phong phú cho hoạt động du lịch mà đặc biệt là DLMNN – một loại hình du lịch mới và hết sức thú vị. Sự có mặt của hai dòng sông lớn sông Tiền và sông Hậu cùng nhau chảy song song trên lãnh thổ tạo nên cảnh quan thiên nhiên hết sức độc đáo với bao quanh là những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh, những cánh đồng thốt nốt xanh thẳm một màu. Và độc đáo hơn khi mùa lũ về, những cánh đồng lúa ấy được thay thế bằng những cánh đồng nước mênh mông, đầy vẫy cá tôm. Mùa nước nổi, một đặc trưng của vùng sông nước của miền Tây Nam Bộ. Cứ theo chu kỳ mỗi năm vào khoảng tháng 7 âm lịch thì nước tè thượng nguồn sông Mê Kông sẽ dâng ngập cánh đồng từ bên kia biên giới Campuchia rồi tràn sang Việt Nam. An Giang mùa nước nổi gần như không thấy đất, chỉ thấy bốn bề là nước, những chùm bông điên điển be bé vàng rực, những chùm hoa súng, hoa sen hồng thắm lững lờ trên mặt nước, rải rác khắp nơi nông dân trèo thuyền như trẩy hội. Chỗ thì cất vó, chỗ thì đặt lờ, đặt lọp, chỗ thì giăng câu thả lưới,...tạo nên một bức tranh quê hương mùa nước nổi hết sức sinh động.
Chính điều đó đã tạo nên một sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước, với những địa điểm lý tưởng khi mùa nước về đó là : Rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên), Búng Bình Thiên (huyện An Phú), Đồng Láng Linh (huyện Châu Thành). Lúc này, ngập trong rừng tràm du khách có thể len lỏi với chiếc xuồng ba lá thưởng thức hệ sinh thái ngập nước phong phú, đặc sắc, đặc biệt là nơi
trú ngụ của những đàn chim lớn, đàn dơi lớn. Thưởng thức những món ăn dân dã, đậm đà như : Cá lóc nương trui, cá linh nhúng giấm, cua đồng chắm mắm me, gà nướng muối ớt, lẫu mắm,...bên canh đó, du khách còn thưởng thức được vẻ đẹp hoang sơ cuả Búng Bình Thiên có làng Chăm bao quanh, với những hoạt động văn hóa mùa nước nổi đặc sắc và thú vị, du khách có thể cùng ngư dân đi câu cá, chày cá, hái bông điên điển,...ở cánh đồng Láng Linh đầy nước, hiểu rỏ hơn đời sống của người dân, hòa mình với thiên nhiên và thưởng thức những vẽ đẹp của thiên nhiên nơi đây.
Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, An Giang là một vùng đất huyền bí với biết bao câu chuyện tâm linh của dãy Thất Sơn, khu di tích văn hóa Óc Eo, Miếu Bà Chúa Sứ,....là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá, đóng góp rất lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.
Ngoài ra, được sự quan tâm và hổ trợ của chính quyền địa phương, các công ty du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Du lịch mùa nước nổi đã được khai thác và mở rộng qui mô ở một số địa điểm như rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, đồng Láng Linh,...mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Các tour, tuyến du lịch mùa nước nổi ngày được nối kết và mở rộng với các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh, với vương quốc Campuchia, Thái Lan. An Giang mang trong mình một tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch mùa nước nổi nói riêng.
2.2.4.2. Khó khăn
DLMNN là một loại hình du lịch mới phát triển trong những năm gần đây và còn khá mới mẻ với nhiều người. Khách tham quam tìm đến An Giang du lịch trước đây chủ yếu là các lễ hội, chùa, miếu với tính chất tâm linh là chủ yếu. Chính vì vậy, việc phát triển loại hình du lịch mới này còn gặp khá nhiều khó khăn. Điều đó được thể hiện qua các mặt sau đây :
Công tác quảng bá và đầu tư cho quảng bá về loại hình DLMNN còn quá ít và không thật sự hấp dẫn đối với du khách.
Việc quản lý đối với các điểm hoạt động du lịch mùa nước nổi còn rất hạn chế. Các sản phẩm DLMNN là một nét rất riêng của An Giang và vùng ĐBSCL. Do vậy, cần có biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái ngập nước trong vùng...để đảm bảo duy trì được giá trị tự nhiên vốn có và đó cũng chính là yếu tố tiền đề cho phát triển loại hình du lịch này.
Môi trường nước trong mùa nước nổi thường bị ô nhiễm, đặc biệt là khi nước tràn đồng mang theo lượng rác thải từ thượng nguồn, các rác thải từ những cánh đồng lúa như bao bì, chay, vỏ thuốc trừ sâu đã qua sử dụng và kể cả rác thải sinh hoạt của người dân sống ven vùng, ...ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động du lịch này.
Ý thức không tốt về bảo vệ môi trường và gìn giữ những nét đẹp tự nhiên hoang sơ của các hệ sinh thái ngập nước của một bộ phận khách du lịch và những người sống trong vùng có hoạt động DLMNN đã làm ảnh hưởng nhất định đến môi trường du lịch ở An Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.