Bảng 2.9. Thực trạng du khách và doanh thu du lịch tỉnh An Giang, giai đọan 2006 - 2010 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số du khách (Lượt người) 249.949 326.306 354.546 367.707 364.454 Khách Quốc tế 37.615 48.842 52.784 45.578 47.555 Khách Nội địa 212.334 277.464 301.762 322.129 316.899 Doanh thu (Tỷ đồng) 93 118 150 172 186
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh An Giang
Với đầy đủ các điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho phát triển du lịch, An Giang đang nỗ lực phấn đấu để trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Trong giai đọan 2006-2010, lượng du khách đến An Giang tăng đáng kể, doanh thu du lịch cũng tăng từ 93 tỷ đồng (năm 2006) lên 186 tỷ đồng (năm 2010).
37615 212334 48842 277646 52784 301762 45578 322129 47555 316899 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Lượt người 2006 2007 2008 2009 2010 Năm
Khách Quốc tế Khách Nội địa
Số lượng khách quốc tế và khách nội địa ngày một tăng trong đó khách nội địa chiếm số lượng khá lớn, đây là một bước tiến quan trọng cho ngành du lịch An Giang trong những thời gian tới.
Biểu đồ 2.3. Số lượng khách quốc tế và khách nội địa ở An Giang, giai đoạn 2006 - 2010
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh An Giang
Ngành du lịch tập trung phát huy tiềm năng sẵn có của mình như: khu du lịch núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, đồi Túp Dụp, chùa Hang, khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng,...qua đó phát triển mạnh mẽ nhiều mô hình du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, du lịch mùa nước nổi, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp có sự hợp tác của người dân địa phương,...đặc biệt loại hình du lịch tâm linh (cúng bái chùa chiền, leo núi) chiếm một tỷ trọng khá lớn.
Bên cạnh phát huy tiềm năng du lịch nội địa, du lịch tỉnh nhà còn chủ động liên kết với tỉnh bạn như: thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp và các tỉnh giáp ranh Takeo, Kandal, Shihanouk ville, thủ đô Phnom Phenh (Campuchia) để nối các tour, tuyến du lịch, tổ chức các tour xuôi dòng Mekong thông qua hai cửa khẩu quốc tế Tinh Biên (huyện Tịnh Biên) và Vĩnh Xương (huyện Tân Chân) của An Giang bằng nhiều tour đường bộ và đường thủy.
Biểu đồ 2.4. Doanh thu từ các doanh nghiệp du lịch ở An Giang giai đoạn 2006 - 2010 93 118 150 172 186 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Tỷ đ ồn g
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh An Giang
Một số tuyến du lịch chủ yếu đang khai thác trên địa bàn tỉnh An Giang: - Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Long Xuyên - Châu Đốc - Phnom Penh - Siem Riep - Thái Lan.
- Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau - Đồng Tháp; Long Xuyên - Châu Đốc - Tịnh Biên - Tri Tôn - Thoại Sơn - Long Xuyên - Chợ Mới...
Các tuyến/điểm này đã làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch và tăng khả năng lựa chọn cho du khách khi đến với An Giang.
Để nâng cao chất lượng phục vụ du khách, ngành du lịch An Giang đã tổ chức các lớp tập huấn về lễ tân cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch tại khu dân cư, các cửa khẩu, hợp đồng liên kết với các tỉnh về sản xuất các sản phẩm đặc thù của từng địa phương để không trùng lắp. Riêng tỉnh An Giang sẽ phát triển mạnh cơ sở làng nghề mắm thái, đường thốt lốt, sản phẩm cá tra phồng, khô bò, dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm, Khơ Me... và ẩm thực miền sông nước,.... nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong cộng đồng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phục vụ khách tham quan, tăng sức thu hút du khách, đồng thời giữ gìn nét đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc, về làng nghề truyền thống và văn hóa ẩm thực ở địa phương
Tuy nhiên, cở sở vật chất – kĩ thuật cho ngành du lịch còn nhiều hạn chế, số phòng đạt tiêu chuẩn cấp cao còn ít, giao thông chưa phát triển đồng bộ, sản phẩm du lịch chưa đa dạng chưa thu hút được du khách lưu trú trong thời gian dài. Các khu vui chơi giải trí còn quá đơn điệu, ý thức bảo vệ các công trình kiến trúc, văn hóa còn kém của người dân địa phương.
Bản đồ 2.3. Hệ thống tuyến, điểm du lịch tỉnh An Giang
2.3.2. Thực trạng phát triển du lịch mùa nước nổi ở An Giang
2.3.2.1. Thực trạng du khách
Tổng số
Theo thông tin của Ban quản lý rừng tràm Trà Sư, nguồn khách đến tham quan chủ yếu là khách trong nước. Từ năm 2008 du khách nước ngoài tăng đáng kể.
Bảng 2.10. Số lượng khách du lịch đến rừng tràm Trà Sư (2007 – 2009) Đơn vị: lượt người
Năm 2007 2008 2009
Số khách Trong nước 5.135 8.357 11.363
Ngoài nước 129 231 311
Nguồn Ban quản lý rừng tràm Trà Sư
Theo thống kê từ tháng 1/2010 – tháng 3/2010, lượng khách đến tham quan trên địa bàn Tịnh Biên ngày càng tăng (gần 1,4 triệu lượt người) với doanh thu 365 tỷ đồng. Trong đó, lượng khách vào chợ Tịnh Biên tham quan mua sắm gần 315.000 lượt, khu du lịch núi Cấm 324.749 lượt, Rừng tràm Trà Sư 2.706 lượt,… Du khách còn tham quan mua sắm tại Khu thương mại Tịnh Biên khoảng 735.286 lượt, tập trung vào những ngày cuối tuần khoảng 6.500 người/ngày.
Số lượng du khách tham quan tại điểm du lịch Đồng Láng Linh thường hoạt động theo tour của các doanh nghiệp du lịch như: Công ty cổ phần dịch vụ du lịch An Giang, công ty khám phá Mê Kông, …mỗi tour khoảng vài chục người số lượng tùy theo đoàn lớn hay nhỏ. Hiện An Giang đang đang tổ chức hợp tác với trên 20 công ty lữ hành du lịch trong và ngoài nước để tổ chức đưa đón khách du lịch về vùng nước nổi Châu Đốc, Bảy Núi và vùng thượng nguồn sông Cửu Long.
Diễn biến
Con nước từ Biển Hồ đổ vể mang theo những nguồn lợi thủy sản phong phú, tạo nên sự đa dạng về các loại động thực vật ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Xác định được tiềm năng và lợi thế hiện có của mùa nước nổi, các công ty du lịch cùng với chính quyền địa phương đã tiến hành nghiên cứu và khai thác sự đặc sắc của mùa nước nổi và mang lại khá nhiều thành công.
Khách du lịch biết đến An Giang ngoài vẻ đẹp huyền bí của dãy Thất Sơn, các lễ hội lớn, chùa miếu,... là vẻ đẹp hoang sơ của rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, những cánh đồng nước mênh mông và cuộc sống giản dị của người dân ở khu vực Láng Linh. Vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 11 âm lịch, con nước đã bắt đầu đổ về tràn ngập đồng ruồng, sản xuất nông nghiệp bị gián đoạn thay vào đó là việc kiếm ăn từ mùa nước nổi. Cũng chính lúc này hoạt động du lịch chính thức bắt đầu, số lượng du khách tham quan ngày một tăng trong đó du khách nước ngoài chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Họ thường đi theo tour, theo đoàn đối với khách nước ngoài và khách ở vùng khác, tự tổ chức tour cho mình đối với khách địa phương hoặc vùng lân cận. Tour của khách thường gắn liền với các lễ hội lớn như: Miếu bà Chúa Xứ, cúng đình chùa, leo núi, lễ hội đua bò và những lễ hội văn hóa của các đồng bào dân tộc Chăm, Khmer. Sự gắn kết các điểm du lịch tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách. Đối với khách nước ngoài tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái ngập nước, các loại chim, cò, dơi,cá,...tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân ở trong vùng nước nổi, tìm hiểu nét văn hóa của dân tộc Chăm ở Búng Bình Thiên, cùng trải nghiệm loại hình du lịch Homestay ở rừng tràm và Búng Bình Thiên cũng rất thú vị đối với họ. Ngoài ra thưởng thức những món ăn dân dã sẽ làm cho chuyến du lịch càng khó quên hơn.
Tính thời vụ
Mùa nước nổi cũng là lúc mùa mưa ở ĐBSCL bắt đầu, con nước từ từ dâng lên làm ngập cả một diện tích lớn những cánh đồng lúa mênh mông, diện tích Búng Bình Thiên được mở rộng do sự cung cấp nước từ sông Hậu và sông Bình Di, và cuộc sống của đồng bào Chăm nơi đây cũng bắt đầu. Vào lúc này, rừng tràm Trà Sư cũng ngập trong biển nước, xuống ghe có thể len lỏi vào tận sâu bên trong để khám phá cuộc sống của động thực vật nơi đây. Cuộc sống của những ngư dân trong vùng cũng từ đó bắt đầu.
Do tính chất của mùa nước nổi nên hoạt động DLMNN cũng phải tuân theo quy luật ấy, cứ đợi con nước từ thượng nguồn đổ về mang theo một khối lượng thủy sản lớn, vì DLMNN gắn liền với sự đa dạng sinh học của vùng ngập nước như:
giăng câu, chày lưới, đặt dớn, hái bông điên điển,...nước về thì du lịch mùa nước mới bắt đầu hoạt động. Thông thường vào khoảng tháng 7 âm lịch mùa du lịch gắn liền với mùa làm ăn của cư dân sống trong vùng nước nổi.
2.3.2.2. Thực trạng doanh thu
DLMNN còn khá mới mẻ, mới được đưa vào khai thác ở An Giang trong một số năm gần đây nên chưa có số liệu thống kê riêng về doanh thu của loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, ở các điểm DLMNN chưa có vé bán cho mỗi lượt khách, chỉ hoạt động theo tour, hoặc du khách tự tổ chức và chi tiêu ở các điểm dịch vụ du lịch trong các điểm.
2.3.2.3. Các sản phẩm du lịch mùa nước nổi chủ yếu
Đua Xuồng ở Đồng Láng Linh:
Ngồi trên chiếc xuồng ba lá bé nhỏ ngao du trên những cánh đồng mênh mông nước ở khu vực Láng Linh mùa nước nổi, thật thú vị làm sao điều đó sẽ càng thú vị hơn khi tham gia vào một trò chơi “ đua xuồng” ở nơi đây. Tùy teho từng đoàn khách tham quan có số lượng nhiều hay ít mà chia ra làm nhiều xuồng để đua, cuộc chơi bắt đầu trên một đoạn đua ở cánh đồng nước, thông thường gồm có 4 thành viên, 2 người ở đầu và mũi và 2 người ở giữa, nhiệm vụ cao nhất thuộc về người đầu và cuối vì họ là người dìu dắt chiếc xuồng đi đúng hướng để tránh đụng vào thuyền đối phương. Thật khó cho đội nào, mà không có thành viên nào biết bơi xuồng, chiếc xuồng sẽ chạy vòng vòng, đôi khi sẽ có người ngã xuống nước trước những reo hò và cười vui của mọi người, làm cho bầu không khí trở nên sôi nổi vô cùng.
Tham quan bằng Tắc Ráng(một loại xuồng sản xuất tại Tắc Ráng - Rạch Giá) ở rừng tràm Trà Sư:
Khi lạc vào thế giới của rừng tràm Trà Sư quý khách sẽ được ngồi trên chiếc tắc ráng khá rộng để ngao du cảnh thiên nhiên hoang dả ở nơi đây. Len lỏi vào những con rạch, ao sen, xung quanh là những cây tràm tươi tốt, quý khách sẽ được ngắm nhìn từng đàn chim, đàn dơi, nào là cò, lele, còng cọc,...các tổ chim non treo lơ lững trên cành cây tràm, chúng đang réo rít kêu gọi nhau vang cả một vùng.
Tham quan bằng thuyền ở Búng Bình Thiên:
Ngồi trên chiếc thuyền bồng bềnh trên mặt nước, ngắm nhìn phong cảnh hữu tình cùng với cô gái chăm xinh đẹp với bộ trang phục truyền thống, du khách sẽ cảm nhận được những giá trị của chuyến du lịch mùa nước nổi đặc sắc và ấn tượng.
Homestay:
Một loại hình khá hấp dẫn trong mùa nước nổi mà du khách không thể bỏ qua đó là hình thức “ Homestay”. Đây là hình thức ở trong nhà dân cùng sinh hoạt với những thành viên trong gia đình.
Trong phạm vi của khu du lịch rừng tràm Trà Sư, qua khỏi cầu Bưng Tiền là cái ngã ba, một hướng tẻ ra đường đi thị trấn Nhà Bàn, Tịnh Biên, một hướng tẻ vào khu du lịch homestay của xã Văn Giáo. Nơi đây còn được gọi là xóm homestay, thuộc ấp Văn Trà, xã Văn Giáo có khoảng mười hộ có giấy phép cho khách ở đậu trong nhà. Mùa nước nổi kéo dài 4 tháng là 4 tháng kiếm sống từ dịch vụ. Được ở chung với những người dân nơi đây du khách sẽ cảm nhận được những cảnh sinh hoạt đặc biệt của người dân mùa nước nổi, cuộc sống bình dị hàng ngày của họ khá vất vả khi phải thức khuya dậy sớm để bắt và bán cá. Dân nơi đây chủ yếu làm thuê, kiếm ăn từ mùa nước nổi. Ngoài hương vị sông nước ruộng đồng, còn hương vị bửa ăn, đêm đến lại được thưởng thức những câu vọng cổ đầy chất nam bộ, hiền hậu đảm đang.
Săn chuột đồng:
Thú vị nhất trong chuyến hành trình của du khách trong mùa nước nổi có thể kể đến ngay đến việc bắt chuột đồng. Hành trình đi săn chuột là cả một quá trình hấp dân đối với từng du khách, cùng người dân địa phương săn chuột du khách sẽ được hướng dẫn và học được nhưng tuyệt chiêu để nhận biết hang nào có chuột hay không. Hồi hộp nhất là khi du khách tự tay mình bắt chuột và những pha rượt bắt chuột trên bờ đê, với những cú ngã ê cả người nhưng lại rất thú vị, tiếng cười lẫn tiếng la hét pha lẫn vào nhau khi bắt được chuột. Dù không bắt được chuột nhưng người bạn đồng hành là dân địa phương vẫn dành cho du khách một rộng chuột tươi sống cho bửa ăn sau đó.
Đánh bắt cá:
Đến hẹn lại lên theo chu kỳ hàng năm khi mùa nước nổi tràn về cũng chính là dịp để người dân An Giang cũng như ĐBSCl lên kế hoạch cho một vụ bội thu về nguồn thủy sản.
Ngồi trên chiếc xuồng ba lá lênh đênh giữa cánh đồng trắng xóa nước, mênh mông cùng ngư dân thưởng thức được khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời du khách như được trở về với thời xa xưa, lúc còn nhỏ cùng cha mẹ mưu sinh trên những chiếc xuồng ghe đánh bắt cá đối với những ai đã từng sinh sống ở vùng ĐBSCL, còn đối với những vị khách phương xa thì đây có thể là một trãi nghiệm mới. Không chỉ được xem trên truyền hình hay qua báo chí, internet,...giờ đây du khách sẽ cùng ngư dân tự tay mình đánh bắt cá.
Khi nước lớn, cá linh cùng vô số cá đồng theo con nước từ biển Hồ tràn về các nhánh kênh, gạch ở miền tây, đây là dịp để chúng thỏa sức vẫy vùng. Từng đàn cá lũ lượt kéo về đây sinh sôi nảy nở như một ngày hội lớn. Và đây chũng chính là dịp để du khách có thể thư thái buông những cây cần câu bé nhỏ, nhàn tản chờ đợi lũ cá đặc biệt là cá rô non chúng trú trong các hốc cây, tìm mồi. Ngồi trên bờ kênh thả cần câu xuống là có thể tóm lấy chúng một cách dễ dàng với một mớ tép mồi, rồi tận hưởng thú giật cần câu và gở cá.
Với những phương tiện đánh bắt thô sơ, truyền thống nhưng hết sức hiệu quả như: Chày lưới, đặt lọp, giăng câu, đặt dớn, câu cá,...du khách sẽ tìm được những thú vui đơn sơ mộc mạc nhất nơi đây.
Hái bông điên điển, bông súng:
Thiên nhiên vùng đồng bằng Nam bộ nổi tiếng với mùa nước nổi, kèm theo đó là những đặc sản mà chỉ vào đúng dịp nước mới “nổi” lên, đó là bông súng và bông điên điển. Sau những chiến lợi phẩm mình thu được từ việc đánh bắt cá, nó sẽ tuyệt vời hơn nửa khi có thêm một gỗ bông súng và bông điên điển. Hai loại bông này chỉ thích nhô mầm lên khỏi mặt nước khi nước phù sa đổ về, nước càng cao thì thân bông súng lại càng dài, càng mềm, còn bông điên điển mọc khắp bờ đê, bờ kênh, khiến nhiều người chạnh lòng khi nhớ lại câu hát “ ...ăn bông mà điên điển
nghiên mình nhớ đất quê, chồng xa em khó mà về...” nghe buồn thê thảm. Du khách sẽ được tận tay hái hai loại bông này về để chế biến chúng thành một bửa ăn dân dã