Lợi thế và kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất và sử dụng đất đối với các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 38 - 39)

- Có vị trí địa lý tiếp giáp với thủ đơ Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, cách khơng xa cảng biển Hải Phịng và kề cận với các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc về phía Bắc. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ liên tỉnh đều thuận tiện nên có điều kiện liên kết, thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước để phát triển cơng nghiệp và đô thị, giao lưu trao đổi, bn bán hàng hố với các thị trường lớn, tiếp nhận nhanh công nghệ, thông tin, khoa học kỹ thuật… đặc biệt là từ Hà Nội.

- Vai trò của Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế, y tế, văn hóa, đào tạo của khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía Bắc; đồng thời là vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội nên được chú trọng đầu tư các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội.

- Có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú, trong đó có loại khơng chỉ có ý nghĩa trong phạm vi cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ), titan; mà cịn có ý nghĩa đối với thế giới (Vonfram)… điều này tạo cho Thái Nguyên có một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành cơng nghiệp luyện kim, khai khống, sản xuất vật liệu xây dựng…

- Có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành vùng sản xuất nơng lâm nghiệp hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm như chuyên canh sản xuất lương thực, vùng chè chất lượng cao, vùng cây ăn quả, rừng nguyên liệu.

- Nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao (bình quân 11,14%/năm, từ năm

2006 đến năm 2010), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng

phát triển như công nghiệp khai thác, chế biến cùng với việc hình thành các khu cơng nghiệp đang phát triển nên có điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại.

- Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, hang động; các di tích lịch sử, đặc biệt là di tích lịch sử cách mạng…là một lợi thế để phát triển du lịch và dịch vụ.

- Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lợi thế rất quan trọng để tỉnh có nguồn nhân lực chất lượng cao; có khả năng ứng dụng khoa học - cơng nghệ cao vào sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Công tác quản lý và bảo vệ môi trường được quan tâm chú trọng, chất lượng môi trường của tỉnh (môi trường đất, môi trường nước, xử lý chất thải...) nhìn chung hiện nay cịn tương đối tốt. Ơ nhiễm mơi trường chủ yếu là do chất thải từ các hoạt động sản xuất của một số lĩnh vực như chế biến nơng lâm sản, khai thác và chế biến khống sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chăn nuôi, hoạt động xây dựng, hoạt động giao thông...đã cơ bản được kiểm sốt nên đã giảm thiểu sự ơ nhiễm vì vậy đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất và sử dụng đất đối với các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)