- Hoạt động kiểm tra lời giải bài toán trên mô hình cần được thực hiện thường xuyên trong dạy học; hoạt động điều chỉnh mô hình nên tổ chức vào
3.4.2. Đánh giá định lượng
* Về kết quả kiểm tra
Sau 5 tiết dạy TN, chúng tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra ở cả hai lớp TN và ĐC.
Đề kiểm tra (thời gian làm bài 45 phút).
Câu 1: (5 điểm) Một phân xưởng có hai máy đặc chủng M1 và M2 sản xuất hai loại sản phẩm ký hiệu là I và II. Một tấn sản phẩm loại I lãi 2 triệu đồng, một tấn sản phẩm loại II lãi 1,6 triệu đồng. Muốn sản xuất 1 tấn sản phẩm loại I cần dùng máy M1 trong 3 giờ và máy M2 trong 1 giờ. Muốn sản xuất 1 tấn sản phẩm loại II cần dùng máy M1 trong 1 giờ và máy M2 trong 1 giờ. Một máy không thể dùng để sản xuất đồng thời hai loại sản phẩm. Máy M1 làm việc không quá 6 giờ trong 1 ngày, máy M2 1 ngày chỉ làm việc không quá 4 giờ. Hãy đặt kế hoạch sản xuất sao cho tổng tiền lãi cao nhất?
Câu 2: (5 điểm) Một gia đình cần ít nhất 900 đơn vị prôtêin và 400 đơn vị lipit trong thức ăn mỗi ngày. Mỗi kilôgam thịt bò chứa 800 đơn vị prôtêin và 200 đơn vị lipit. Mỗi kilôgam thịt lợn chứa 600 đơn vị prôtêin và 400 đơn vị lipit. Biết rằng gia đình này chỉ mua nhiều nhất là 1,6 kg thịt bò và 1,1 kg thịt lợn; giá tiền 1 kg thịt bò là 45 nghìn đồng, 1 kg thịt lợn là 35 nghìn đồng. Giả sử gia đình đó mua x kg thịt bò và y kg thịt lợn.
a) Viết các bất phương trình biểu thị các điều kiện của bài toán thành một hệ bất phương trình.
b) Gia đình này cần mua bao nhiêu kg thịt bò và bao nhiêu kg thịt lợn để chi phí bỏ ra là ít nhất?
Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau khi TN của HS
Nhóm HS Số
HS
Mức độ thực hiện bài kiểm tra
Giỏi Trung bình trở
lên Dưới trung bình
SL % SL % SL %
TN (10 A1) 40 7 17,5 29 72,5 4 10
ĐC (10 A2) 42 5 11,9 28 66,7 9 21,4
Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện bài kiểm tra của HS sau TN
Thông qua bài kiểm tra với mức độ yêu cầu nâng cao hơn so với lần kiểm tra trước, kết quả đánh giá sơ bộ như sau:
- Đa số HS ở lớp TN biết cách đặt biến cho các đại lượng chưa biết một cách hợp lý và chính xác, biết cách chuyển đổi từ NNTT qua NNTH bằng việc biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng thông qua các biểu thức chứa biến. Tỷ lệ lập đúng phương trình, hệ phương trình, hệ bất phương trình đi tới lời giải cho bài toán cao hơn lớp ĐC.
- Nhìn chung ở lớp TN, đa số các em biết cách biểu diễn các dữ kiện bài toán bằng hình vẽ trực quan để từ đó tìm ra lời giải một cách đơn giản hơn.
Như vậy, việc sử dụng hợp lý các biện pháp rèn luyện khả năng mô hình hóa TH BTTT trong dạy học Đại số lớp 10 qua các tiết dạy TN đã thu được những kết quả nhất định, cụ thể:
Bảng thống kê kết quả sau khi TN của HS lớp TN
Nhóm HS Số
HS
Mức độ thực hiện bài kiểm tra
Giỏi Trung bình trở
lên Dưới trung bình
SL % SL % SL % STN (10A1) 40 7 17,5 29 72,5 4 10 TTN (10A1) 40 5 12,5 28 70 7 17,5
Biểu đồ thể hiện kết quả sau TN của HS lớp TN
Các biện pháp đề xuất thực sự tác động tích cực tới việc rèn luyện cho HS các thành tố thành phần của khả năng mô hình hóa TH các BTTT trong dạy học Đại số lớp 10. Việc sử dụng các biện pháp trong quá trình dạy học Đại số lớp 10 là có thể thực hiện được và không gây ảnh hưởng tới tiến trình, việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV. Hơn nữa việc giải quyết các BTTT với việc sử dụng các biện pháp đề xuất tạo cho HS sự phấn khởi, hứng thú trong quá trình học tập, làm cho các tiết học trở nên sôi nổi hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thử nghiệm sư phạm được tiến hành với hai lớp (lớp 10A1, 10A2, trường THPT Vĩnh Chân). Sau quá trình thử nghiệm và qua đánh giá định tính, định lượng chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- HS học tập giải quyết các BTTT áp dụng các biện pháp rèn luyện khả năng mô hình hóa TH các BTTT một cách thoải mái và hứng thú học tập, ít căng thẳng bởi việc giảng dạy đã giảm tính gò bó thường thấy trong dạy học.
- GV thực hiện các biện pháp rèn luyện khả năng mô hình hóa TH các BTTT một cách thuận lợi, hiệu quả.
- Các số liệu đánh giá qua hai bài kiểm tra cho thấy: Kết quả HS của lớp TN làm được những BTTT rõ ràng cao hơn lớp ĐC. Bản thân lớp TN đã có những tiến bộ rõ rệt so với TTN (thể hiện là số điểm khá giỏi STN nhiều hơn, số điểm kém đã giảm đi so với TTN). Điều này nói lên rằng: Thực hiện các biện pháp rèn luyện khả năng mô hình hóa TH các BTTT trong dạy học Đại số lớp 10 không những đảm bảo việc tiếp cận kiến thức theo suy diễn lôgíc mà còn nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. Rèn luyện cho HS các thành tố trong khả năng mô hình hóa TH các BTTT đã xây dựng ở chương I.
- Việc rèn luyện khả năng mô hình hóa TH các BTTT trong dạy học Đại số lớp 10 đã góp phần hình thành và rèn luyện cho HS ý thức cũng như năng lực giải quyết các BTTT, khả năng vận dụng các kiến thức TH vào cuộc sống.
Quá trình TN cùng những kết quả rút ra sau TN cho thấy: mục đích thử nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy học phần nào đã được khẳng định.
KẾT LUẬN
Rèn luyện khả năng mô hình hóa TH các BTTT trong dạy học Đại số lớp 10 nhằm giúp HS giải quyết các BTTT một cách nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả, nâng cao năng lực vận dụng TH vào TT cho HS đã và đang là vấn đề góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục TH trong nhà trường phổ thông giai đoạn hiện nay.
Quá trình nghiên cứu khóa luận đã thu được các kết quả sau:
1. Làm rõ vai trò quan trọng của vận dụng TH vào TT đối với việc đáp ứng yêu cầu về mục tiêu dạy học môn Toán ở trường phổ thông giai đoạn hiện nay.
2. Xem xét mức độ yêu cầu về mô hình hóa TH các BTTT trong chương trình Đại số lớp 10.
3. Tìm hiểu thực trạng về khả năng mô hình hóa TH các BTTT của HS lớp 10 ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4. Phân tích một số yếu tố trong khả năng mô hình hóa TH BTTT.
5. Xác định các nguyên tắc làm căn cứ để từ đó xây dựng các biện pháp nhằm rèn luyện khả năng mô hình hóa TH các BTTT trong dạy học Đại số lớp 10.
6. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện khả năng mô hình hóa TH các BTTT trong dạy học Đại số lớp 10. Trình bày những chỉ dẫn thực hiện các biện pháp đã đề xuất.
7. Thử nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
Rèn luyện khả năng mô hình hóa TH các BTTT trong dạy học Đại số lớp 10 là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có thời gian nên chúng tôi mới dừng lại ở mức độ thử nghiệm nhằm bước đầu kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất. Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, khóa