8. Các chữ viết tắt trong luận văn
5.6.1. kiểm tra 1 tiết
Trang 87
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT CHƯƠNG 7 I. Mục tiêu
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS sau mỗi chương.
- Tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh việc học tập, hạn chế việc học tiêu cực ở HS. - Cải thiện tính hợp thức, trung thực và nhạy cảm trong học tập ở HS.
- Giúp GV rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
II. Chuẩn bị
-GV: Soạn đề kiểm tra.
-HS: Ôn tập nội dung của chương.
III. Đề kiểm tra
1. Nội dung: Chương7. Lượng tử ánh sáng. 2. Hình thức kiểm tra
- Trắc nghiệm khách quan và tự luận
- Số câu hỏi: 23 câu. 13 câu LT và 10 câu hỏi bài tập (theo tỉ lệ LT và bài tập: 4:3). - Thời gian: 45 phút.
Ma trận đề kiểm tra:
Mức độ Biết Hiểu Vận dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 43 1 1 1 1 0.4 0.4 0.4 0.4 Bài 44 1 1 2 1 0.4 0.4 0.8 0.5 Bài 46 1 1 0.4 0.4 Bài 47 1 1 1 1 0.4 0.4 0.4 0.4 Bài 48 1 1 1 0.4 0.4 0.4 Bài 49 1 1 1 1 1 0.4 0.4 0.4 0.5 1 Tổng 6 6 5 1 3 1 1 2.4 2.4 2 0.5 1.2 0.5 1
Trang 88
3. Nội dung đề kiểm tra. A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn phát biểu đúng nhất:
A.Hiện tượng quang điện xảy ra khi năng lượng photon của ánh sáng kích thích nhỏ hơn công thoát.
B.Bất cứ ánh sáng nào chiếu vào catôt hiện tượng quang điện cũng xảy ra. C.Cường độ dòng quang điện có giá trị lớn.
D.Cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích.
Câu 2: Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, thì:
A.Tấm kẽm mất dần điện tích dương. B.Tấm kẽm mất dần điện tích âm. C.Tấm kẽm trở nên trung hòa điện. D.Điện tích âm của tấm kẽm không đổi.
Câu 3: Giới hạn quang điện của kim loại là:
A.Bước sóng của ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại gây ra hiện tượng quang điện.
B.Công thoát của electron thoát khỏi bề mặt kim loại đó.
C.Bước sóng giới hạn của ánh sáng kích thích để gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại đó.
D.Hiệu điện thế hãm.
Câu 4: Để gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ rọi vào kim loại phải thỏa mãn điều kiện
nào sau đây?
A.Tần số có giá trị bất kì.
B.Tần số nhỏ hơn một giá trị nào đó. C.Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện. D.Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện.
Câu 5: Với một bức xạ có bước sóng thích hợp thì cường độ dòng quang điện bão hòa:
A.Triệt tiêu, khi cường độ chùm sáng kích thích nhỏ hơn một giá trị giới hạn. B.Tỉ lệ với bình phương cường độ chùm sáng.
Trang 89 C.Tỉ lệ với căn bậc hai cường độ chùm sáng. D.Tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng.
Câu 6: Công thức Anh-xtanh về hiện tượng quang điện là:
A. 1 2 2 hf mv A B. 2 0max 1 2 hf mv A C. 2 0max 1 2 c h mv A D. 2 0 0 1 2 c c h h mv
Câu 7: Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện là 3,2.1019J, điện tích electron là |e| = 1,6.10-19c. Hỏi hiệu điện thế hãm dặt vào anốt và catôt bằng bao nhiêu để dòng quang điện triệt tiêu?
A. -1V. B. -2V. C. -2,5V. D. -3V.
Câu 8: Chiếu một chùm sáng có bước sóng 400nm vào catôt bằng natri của một tế bào
quang điện, biết giới hạn quang điện của natri là 0,50m, vận tốc ban đầu cực đại của quang electron là bao nhiêu?
A. 4,7.105 m/s. B.4,7.107 m/s. C.4,7.106 m/s. D.4,7.108 m/s.
Câu 9: Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 5m. Cho h = 6,6.10-34J.s, c = 3.108 m/s, 1eV = 1,6.10-19J. Hỏi năng lượng kích hoạt của chất quang dẫn đó bằng bao nhiêu?
A. 2,48eV. B. 0,248eV. C.0,258eV. D.2,58eV.
Trang 90
Câu 10: Giới hạn quang điện của natri là 0,5m. Tính công A cần thiết để tách rời một điện từ ra khỏi lớp mặt kim loại?
A. A = 19,86.10-20J. B. A = 198,6.10-20J. C. A = 39,75-20J. D. A = 3,975-20J.
Câu 11: Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J, một photon của ánh sáng tím có 0, 4m
thì có năng lượng gì? A. = 4,97.10-19J. B. = 2,648.10-40J. C. =2,648.10-30J. D. = một giá trị khác.
Câu 12: Khi cường độ dòng điện qua tế bào quang điện là 8A thì số electron quang điện đến được anôt trong 1s sẽ là?
A. n = 4,5.1013 hạt. B.n = 5.1013 hạt. C.n = 5,5.1012 hạt. D.n = 6.1014 hạt.
Câu 13: Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rownghen là U = 12KV. Bước
sóng nhỏ nhất của tia X do ống Rownghen đó phát ra sẽ là: A.min = 2,18.10-10 m.
B.min = 1,04.10-10 m. C.min = 1,04.10-13 m. D.min = 1,04.10-9 m.
Câu 14: Cho biết r0 = 0,53.10-10 m, bán kính quỹ đạo Bo thứ hai và thứ ba của nguyên tử Hiđrô trên mỗi quỹ đạo đó là:
A. r2 = 2,12.10-10 m; r3 = 4,77.10-10 m. B. r2 = 21,2.10-10 m; r3 = 47,7.10-10 m. C.r2 = 2,12.10-8 m; r3 = 4,77.10-8 m. D.r2 = 1,06.10-10 m; r3 = 1,59.10-10 m.
Trang 91
Câu 15: Dãy Laiman được tạo thành khi electron truyền từ quỹ đạo dừng bên ngoài về
quỹ đạo: A. K B. L C. M D. N
Câu 16: Trong Laze rubi đã có biến đổi dạng năng lượng nào dưới đây thành quang năng:
A.Nhiệt năng. B.Cơ năng. C.Quang năng. D.Hóa năng.
Câu 17: Lọ thủy tinh màu xanh sẽ hấp thụ ít?
A.Ánh sáng đỏ. B.Ánh sáng vàng. C.Ánh sáng tím. D.Ánh sáng xanh.
Câu 18: Độ biến thiên năng lượng của electron trong nguyên tử Hiđrô khi nó bức xạ ánh
sáng có bước sóng: 0,4m bằng bao nhiêu? Với h = 6,6.10-34 J; c = 3.108 m/s; 1eV = 1,6.10-19 C.
A.3,07 eV. B.30,8 eV. C.3,09 eV. D.30,9 eV.
Câu 19: Theo định nghĩa: Hiện tượng quang điện trong là:
A.Hiện tượng quang điện xảy ra ở bên trong một khối kim loại. B.Hiện tượng quang điện xảy ra ở bên trong một khối điện môi. C.Nguyên nhân sinh ra hiện tượng quang dẫn.
D.Sự giải phóng các electron liên kết để chúng trở thành các electron dẫn nhờ tác dụng của một bức xạ điện từ.
Trang 92
Câu 20: Vạch quang phổ có bước sóng 434 nm là vạch quang phổ thuộc dãy:
A.Laiman. B.Pasen. C.Banme.
D.Cả hai dãy Banme và Pasen.
B. TỰ LUẬN
Câu 1: Chiếu một bức xạ có bước sóng 0,18m vào bảng âm cực của một tế bào quang điện. Kim loại dùng làm catôt có giới hạn quang điện 0 0,3m.
a. Tìm công thoát của electron ra khỏi kim loại? b. Tìm vận tốc ban đầu cực đại của quang electron?
Câu 2: Tại sao sơn quét trên các biển báo giao thông hoặc trên đầu các cọc chỉ giới có thể
là sơn phát quang mà không phải là sơn phản quang (phản xạ ánh sáng)?
Câu 3: Ở trên áo của công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường thường có những
đường kẻ to bản, nằm ngang, màu vàng hay lục. Hãy cho biết những đường kẻ đó làm bằng chất liệu phát quang hay phản quang? Và hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để nhận biết những chất liệu đó là phát quang hay phản quang.
IV. Đáp án và thang điểm
Đáp án
Trắc nghiệm:
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 6 B 11 A 16 C
2 D 7 B 12 B 17 D
3 C 8 A 13 B 18 C
4 C 9 B 14 A 19 D
Trang 93 Tự luận:
Câu 1:
a. Công thoát của electron ra khỏi kim loại:
0 hc A = 34 8 6 6, 625.10 .3.10 0,3.10 = 6,625.10-19 J => A 4,14 eV. b. Áp dụng công thức Anh-xtanh: 2 0max 0max 0 2 2 2 mv mv hc hc A
Suy ra: 0max
0 2hc 1 1 v m Thay số: 34 8 5 0max 31 6 6 2.6, 625.10 .3.10 1 1 9,85.10 9,1.10 0,18.10 0,3.10 v m/s
Câu 2: Sơn quét trên các biển báo giao thông hoặc trên các đầu cọc chỉ giới đường là sơn
phát quang để người đi đường dễ nhận thấy, nếu là ánh sáng phát quang thì từ nhiều phía có thể nhìn thấy cọc tiêu, biển báo. Nếu là ánh sáng phản xạ thì chỉ nhìn thấy các vật đó theo phương phản xạ.
Câu 3:
- Các đường kẻ đó làm bằng chất liệu phát quang.
-Ta có thể dùng bút thử tiền chiếu vào một chỗ trên đường kẻ đó, nếu chỗ đó sáng lên ánh sáng màu vàng hay lục thì đó là chất phát quang.
Thang điểm
- Mỗi câu trắc nghiệm: 0,4 điểm. - Tự luận: + Câu 1: 0,5 điểm.
+ Câu 2: 1 điểm. + Câu 3: 0,5 điểm. - Tổng số điểm: 10 điểm.
+ Trắc nghiệm: 20 0,4 = 8 điểm. + Tự luận: 2 điểm.
Trang 94
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung
……… ……… ……… ……… ……… ……… 5.6.2. Kết quả thực nghiệm
Đề tài nghiên cứu của em là dạy thử nghiệm vật lý 12NC, nhưng do em là sinh viên thực tập sư phạm nên không được phân công giảng dạy lớp 12 mà em chỉ được nhận dạy lớp 11A1 trường THPT Nguyễn Việt Hồng, dạy 8 tiết của chương trình vật lý Vật lý 11 nâng cao. Vì thế, em không thể tiến hành thực nghiệm sư phạm cho đề tài và việc thực hiện theo đúng chương VII đã chọn trong đề tài đến thời điểm hiện tại vẫn còn trên lý thuyết. Em hứa là sau khi về trường giảng dạy, em sẽ cho HS kiểm tra với đề kiểm tra như trên, và đối chứng với kết quả của lớp lúc chưa giảng dạy giáo án của đề tài để xem tính hiệu quả của đề tài. Đồng thời em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn trong tương lai.
Trang 95
PHẦN KẾT LUẬN
Qua một thời gian nổ lực làm việc, đề tài đã được hoàn thành. Có thể khẳng định những PP nghiên cứu đã đề ra ban đầu là phù hợp, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu của đề tài. Nhìn chung đề tài đã đạt được những mục tiêu đề ra. Sau đây em xin điểm lại những điều đã đạt được:
- Em đã nghiên cứu lý thuyết về con đường nhận thức, các mức độ nhận thức, các PPDH tích cực đặc biệt là PPTN.
- Em đã nghiên cứu qui trình soạn giáo án và đã thấy được tầm quan trọng của từng bước trong qui trình, cách thực hiện các qui trình.
- Em đã vận dụng lý thuyết để nghiên cứu soạn giáo án các bài chương 7 Vật lý 12 nâng cao.
Bên cạnh những điều đạt được, đề tài còn mắc phải một số hạn chế:
- Chưa thực nghiệm được đề tài đã đề ra do thực tập sư phạm em không được giảng dạy ở chương trình Vật lý 12.
- Chưa có kinh nghiệm trong việc soạn giáo án theo kiểu mới. Em sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế đó trong tương lai. Những thuận lợi khi nghiên cứu đề tài:
- Được sự giúp đỡ tận tình của của các thầy cô trong khoa và bộ môn như: nhận được góp ý về đề tài, được tham khảo luận văn của các anh chị trước,…
- Được sự quan tâm rất sâu sắc của thầy Trần Quốc Tuấn và các bạn trong lớp. - Có điều kiện học tập đầy đủ.
Luận văn đã được hoàn thành trong nỗ lực cao nhất của em. Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, nhất là phần thực nghiệm sư phạm vẫn còn chưa thật hoàn chỉnh vì chưa có điều kiện giảng dạy các giáo án đã soạn theo hướng của đề tài, em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. Em sẽ cố gắng hoàn thiện đề tài khi giảng dạy sau này ở trường phổ thông.
Thông qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào việc soạn giáo án, một lần nữa về mặt lí luận, em xin khẳng định việc vận dụng các phương pháp này vào dạy học là khả thi. Sách giáo khoa mới đã tạo điều kiện thuận lợi đễ sử dụng các phương pháp này. Đây là đề tài mà em rất tâm đắc, chắc chắn mai sau khi về trường phổ thông em sẽ nghiên cứu sâu hơn và vận dụng nó vào trong giảng dạy.
Trang 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Phước Lộc, Trần Quốc Tuấn,…Lý luận dạy học Vật lí ở THPT. ĐH Cần Thơ 2004. [2] Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu,… Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Vật
lí 12. Bộ GD- ĐT.2008.
[3] Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu,…Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Vật lí 12. Tài liệu dùng trong các lớp tập huấn BDGV cốt cán thực hiện và SGK lớp 12. NXB giáo dục 2008.
[4] Phạm Hữu Tòng. Lý luận dạy học Vật lí ở Trường THPT. NXB giáo dục 2001.
[5] Phạm Hữu Tòng. Dạy học Vật lí ở THPT theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB ĐH Sư phạm 2004.
[6] Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Lý luận dạy học Vật lí ở THPT. Đại học Cần Thơ. 2007. [7] Trần Quốc Tuấn. Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong dạy học
Vật lí ở THPT. Bồi dưỡng giáo viên THPT chu kỳ 3. ĐHCT 2004. [8] Trần Quốc Tuấn. Chuyên đề PPDH Vật lí NC. ĐH Cần Thơ 2004.
[9] Trần Quốc Tuấn. Đổi mới phương pháp dạy học Vật lí 12. Hội nghị bồi dưỡng giáo viên cốt cán các tỉnh (thành phố) thực hiện chương trình SGK lớp 12 THPT 2009. [10] Hội nghị tập huấn Phương pháp dạy học Vật lí THPT, Bộ GD-ĐT. Hà Nội 10/2000. [11] Sách giáo khoa Vật lí 12 cơ bản và nâng cao. NXB Giáo Dục.