Những đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 7. lượng tử ánh sáng, vật lý 12nc (Trang 47 - 48)

8. Các chữ viết tắt trong luận văn

3.1.3. Những đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực

a. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của HS. PPDHTC xem việc rèn luyện PP học tập cho HS không chỉ là một biện pháp NC hiệu quả DH mà còn là một mục tiêu DH. Trong xã hội hiện đại biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật-công nghệ phát triển nhanh như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Chúng ta phải quan tâm cho trẻ PP học ngay từ cấp tiểu học và càng lên cao càng phải được chú trọng.

Trong các PP học thì cốt lõi là PP tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được PP, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta cần nhấn mạnh hoạt động trong quá trình hoạt động, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV.

b. Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông minh qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của HS.

DH thay vì lấy “dạy” làm trung tâm sang lấy “học” làm trung tâm. Trong PP tổ chức, người học-đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm TN, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được PP “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. DH theo cách này, GV không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hoạt động. Nội dung và PPDH phải giúp HS biết hoạt động và tích cực tham gia các chương trình hoạt động của cộng đồng, thực hiện thầy chủ đạo, trò chủ động: “hoạt động làm cho lớp học ồn ào hơn, nhưng là sự ồn ào hiệu quả”.

c. Dạy học phân hóa kết hợp với hợp tác.

Trong lớp học trình độ kiến thức, tư duy của HS thường không thể đồng đều, vì vậy khi áp dụng PPDHTC buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, mức độ, tiến độ

Trang 47

hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập. Áp dụng PPDHTC ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện CNTT trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS.

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò, trò-trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.

d. Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.

Hoạt động đánh giá đa dạng: đánh giá chính thức và không chính thức, đánh giá bằng định tính và định lượng, đánh giá bằng kết quả và bằng biểu lộ thái độ-tình cảm đánh giá thông qua sản phẩm được giới thiệu và định hướng phát triển các mối quan hệ xã hội.

e. Tăng cường khả năng, kĩ thuật vận dụng vào thực tế.

Phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ GV, khả năng của HS tối ưu tới các điều kiện hiện có. Sử dụng các PPDH, TBDH hiện đại khi có điều kiện.

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 7. lượng tử ánh sáng, vật lý 12nc (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)