Một số lưu ý cho hoạt động giáo dục, dạy học ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu BAI GIANG PPNCKHCNGDTH22-8-2021 (Trang 32 - 35)

nhắc lại tất cả các kết quả trong phần kết quả nghiên cứu. Sau đó đánh giá chất lượng và giá trị của kết quả nghiên cứu về số lượng cá thể nghiên cứu có đủ lớn để rút ra kết luận? Tiếp đến so sánh kết quả thu được với kết quả của các tác giả khác.

Khuyến nghị thường là phần cuối cùng của một công trình nghiên cứu trong hoạt động giáo dục và dạy học, với nội dung đề cập những khuyến nghị về mặt chính sách cho các cơ quan quản lí hay các giải pháp, khuyến nghị tới những đối tượng khác có liên quan đến công trình nghiên cứu như giáo viên, học sinh, sinh viên, …

Một số nội dung cần lưu ý trong phần khuyến nghị:

- Các giải pháp đưa ra trong phần khuyến nghị cần gắn với các kết quả nghiên cứu được chỉ ra trong các nội dung trước để đảm bảo sự logic về mặt liên kết. Ví dụ, từ những hạn chế được chỉ ra từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục; hay từ những nhân tố quan trọng được chỉ ra trong kết quả nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để đơn vị tiếp nhận chú ý nhiều hơn tới những nhân tố này.

- Phần khuyến nghị cũng cần được được hỗ trợ bởi các tài liệu tham khảo làm nền tảng thông tin cần thiết để các giải pháp đưa ra không bị sáo rỗng và phi thực tế. Các thông tin này có thể là cơ sở lí luận đã được trình bày trong bài, kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới hay bối cảnh kinh tế - xã hội trong thời điểm nghiên cứu.

- Đề nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giáo dục, giảng dạy, … nếu có thể. Một số lỗi thường gặp khi trình bày khuyến nghị:

- Các khuyến nghị không liên quan đến nội dung nghiên cứu. Lỗi này xảy ra khi người nghiên cứu trình bày các khuyến nghị “không liên quan” và không có giá trị trong phạm vi bài nghiên cứu. Để khắc phục lỗi này, người viết cần đi từ kết quả nghiên cứu để đề xuất các khuyến nghị, giải pháp để các khuyến nghị được thuyết phục. Ngoài ra, nên chú ý với bối cảnh giáo dục, dạy học để đưa ra các khuyến nghị mang hơi thở thực tiễn.

người viết cố kéo dài nội dung để đạt độ dài của phần này như mong muốn nhưng nội dung trình bày không rõ ý và tản mạn. Nếu người viết không có luận điểm rõ ràng và lập luận, dẫn chứng hợp lí thì dễ mắc phải lỗi này.

CÂU HỎI

1. Cách viết mục tiêu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng?

2. Nêu một số phương pháp nghiên cứu thương dùng trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng?

THỰC HÀNH

Viết dự thảo một đề cương nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ, Tin học ở tiểu học (hoặc lĩnh vực nghiên cứu các nội dung khác trong cấp Giáp dục tiểu học).

Chương 3

Một phần của tài liệu BAI GIANG PPNCKHCNGDTH22-8-2021 (Trang 32 - 35)