Lí do chọn đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu BAI GIANG PPNCKHCNGDTH22-8-2021 (Trang 37 - 38)

Chúng ta cần trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta nghiên cứu đề tài đó? Những vấn đề nào cần được làm rõ trong đó? Chúng ta trình bày những lí do khách quan và chủ quan khiến ta chọn đề tài này để nghiên cứu. Nói cách khác, trình bày vắn tắt nhưng thật sáng tỏ những suy nghĩ, những lí lẽ có cơ sở khoa học thúc đẩy chúng ta lựa chọn. Thông thường, người ta trình bày tình hình lí luận và thực tiễn của vấn đề, từ đó vạch rõ những yêu cầu mà muốn giải quyết thì phải nghiên cứu đề tài đã chọn. Muốn làm như vậy, bản thân người nghiên cứu phải nắm những băn khoăn, thắc mắc phổ biến của những người quan tâm đến vấn đề đó.

Trong khi trình bày lí do lựa chọn, càng luận chứng tỉ mỉ và đầy đủ bao nhiêu càng có tính thuyết phục cao bấy nhiêu. Quan việc trình bày lí do chọn đề tài, có thể thấy rõ một người nắm vững vấn đề mình nghiên cứu đến mức nào về phương diễn lí luận và thực tiễn, đồng thời cách suy nghĩ, lập luận của người đó có sâu sắc không.

Cần nó thêm rằng, có nhiều khi trong phần này chúng ta nên đề cập đến lịch sử nghiên cứu vấn đề mà mình chọn làm đề tài. Chức năng cơ bản của việc nghiên cứu khoa học là đạt đến hiểu biết mới, vì vậy khi trình bày lí do nghiên cứu nên kết hợp điểm qua lịch sử vấn đề, chúng ta cần đạt những yêu cầu sau:

+ Cho thấy rõ vấn đề này đã nghiên cứu những gì và chúng ta giải quyết đến đâu từ trước đến nay. Nếu trình bày tốt thì phần điểm qua lịch sử nghiên cứu của vấn đề sẽ cho người đọc nhìn tổng quát được toàn bộ quá trình hiểu biết và vấn đề đó từ trước đến nay đã kế tục nhau như thế, để cuối cùng tự họ cũng rút ra được kết luận: đúng theo logic của vấn đề thì bây giờ nhất thiết phải nghiên cứu vấn đề này chứ không thể khác được.

Một phần của tài liệu BAI GIANG PPNCKHCNGDTH22-8-2021 (Trang 37 - 38)