Xác định giả thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu BAI GIANG PPNCKHCNGDTH22-8-2021 (Trang 25 - 26)

Giả thuyết nghiên cứu là nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. ...

Ví dụ: Nếu đề tài đưa ra được các biện pháp để khắc phục một số lỗi của học

sinh lớp 2 khi học môn Công nghệ thì chất lượng dạy học môn Công nghệ ở lớp 2 nói riên môn Công nghệ ở trường tiểu học nói chung sẽ được nâng cao.

Giả thuyết là một phán đoán;

Giả thuyết nằm ở vị trí luận đề trong cấu trúc logic của chuyên khảo khoa học, chính là điều mà người nghiên cứu phải chứng minh.

Lưu ý: Trước giả thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu thường là các câu

hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu là trạng thái nghi vấn về vấn đề nghiên cứu, hiện chưa có lời giải. Do đó muốn nghiên cứu cần trả lời câu hỏi nghiên cứu. Bản chất của nghiên cứu khoa học là việc bắt đầu từ sự tò mò quan sát sau đó đặt ra các câu hỏi và đi tìm câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi đó. Tuy răng câu hỏi nghiên cứu đã được manh nha hình thành từ lúc bạn xác định vấn đề nghiên cứu hay quan sát nhưng đôi khi mới chỉ tồn tại ở dạng quan niệm hoặc khái niệm chưa rõ ràng. Để hình thành nên câu hỏi nghiên cứu, bạn cần phát biểu ngắn gọn. Không nên đưa ra câu hỏi quá lớn hoặc quá vụn vặt. Thay vào đó hãy tách câu hỏi lớn thành các câu hỏi nhỏ. Việc đi tìm câu trả lời cho từng câu hỏi sẽ là nội dung phân tích được trình bày trong mỗi chương của báo cáo nhiên cứu. Còn đề mục của chương chính là trang thái không nghi vấn của chính câu hỏi đó.

Một phần của tài liệu BAI GIANG PPNCKHCNGDTH22-8-2021 (Trang 25 - 26)