Viết phần khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu BAI GIANG PPNCKHCNGDTH22-8-2021 (Trang 58 - 60)

Phần này người nghiên cứu mô tả thông tin về các đối tượng tham gia (hoặc học sinh) trong nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: Về giới tính, thành tích hoặc trình độ, thái độ và các hành vi có liên quan.

Lưu ý thêm về quy trình nghiên cứu: Phần này mô tả chi tiết tác động được thực hiện trong nghiên cứu. Để trả lời các câu hỏi: Tác động như thế nào? Tác động trong thời gian bao lâu? Tác động được thực hiện ở đâu và khi nào? Có những tài liệu (hay thiết bị) nào được sử dụng trong quá trình thực hiện tác động?

Người nghiên cứu cần tập hợp các tài liệu đã nêu trong báo cáo (các công cụ khảo sát (hoặc các bài kiểm tra), kế hoạch bài học, đường link trang web có chứa

video, …) trong phần phụ lục. Trong phần quy trình nghiên cứu, người nghiên cứu cần chú thích rõ mối quan hệ giữa các hoạt động nghiên cứu với các phụ lục này.

Lưu ý thêm về phần đo lường: Phần này người nghiên cứu mô tả công cụ đo

(hoặc bài kiểm tra) trước tác động và sau tác động về: mục tiêu, nội dung, dạng câu hỏi, số lượng câu hỏi, đáp án và biểu điểm. Có thể bổ sung phần mô tả quy trình chấm điểm, độ tin cậy và độ giá trị (nếu có) của dữ liệu. Trong phần phương pháp nghiên cứu, người nghiên cứu có thể nêu các tiêu đề nhỏ như khách thể nghiên cứu, thiết kế, quy trình nghiên cứu và đo lường nếu có đủ thông tin cho mỗi phần.

Lưu ý thêm về phần phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: Phần này người

nghiên cứu tóm tắt các dữ liệu thu thập được, báo cáo các kĩ thuật thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả của quá trình phân tích đó. Phổ biến nhất là thường dùng bảng và biểu đồ.

Phần này chỉ trình bày các dữ liệu đã được xử lí, không trình bày các dữ liệu thô. Từ các kết quả đã phân tích dữ liệu, người nghiên cứu có thể đưa ra các bàn luận của mình, chẳng hạn vấn đề nghiên cứu này có thể tiếp tục điều chỉnh, mở rộng hay dừng lại. Với những bàn luận đó, người nghiên cứu có thể cho người đọc biết kết quả nghiên cứu đã đạt được đến mức độ nào so với mục tiêu đề ra. Đôi khi người nghiên cứu nêu ra các hạn chế của kết quả nghiên cứu, để giúp người đọc chú ý đến các điều kiện thực hiện nghiên cứu, chẳng hạn như do quy mô nhóm quá nhỏ, nội dung kiểm tra hạn chế, thời gian tác động chưa đủ dài và một số yếu tố khách quan không kiểm soát được.

3.5.4.4.Viết kết luận và kiến nghị

Trong phần này, người nghiên cứu tóm lượt ngắn gọn để người đọc thấy được trọng tâm của kết quả nghiên cứu. Dựa vào kết quả này, người nghiên cứu đưa ra các kiền nghị có thể thực hiện trong tương lai, như cách điều chỉnh tác động, đối tượng học sinh tham gia nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu, hoặc cách áp dụng các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu BAI GIANG PPNCKHCNGDTH22-8-2021 (Trang 58 - 60)