Lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu BAI GIANG PPNCKHCNGDTH22-8-2021 (Trang 44 - 46)

Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu (tầm quan trọng về mặt nghiên cứu & thực hành dạy học);

Điểm qua một vài nghiên cứu chính có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu; Chỉ ra các hạn chế/thiếu sót của các nghiên cứu này;

Vì vậy, tác giả chọn vấn đề này để nghiên cứu.

Trước khi quyết định thực hiện một việc gì đó chắc chắn bạn sẽ phải hiểu được lí do tại sao nó đáng để làm. Trong viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cũng vậy, trước khi thực hiện đề tài, bạn cũng nên tự đặt ra câu hỏi vì sao mình nên

làm đề tài này, đề tài này có gì đặc biệt hơn so với các đề tài khác. Từ đó đánh giá từng chủ đề tiềm năng và chọn ra một đề tài hay nhất, phù hợp nhất với mình. Việc viết lí do chọn đề tài cũng chính là “bằng chứng” để bạn “thuyết phục” độc giả của mình về tính đúng đắn khi chọn đề tài đó. Một lí do đủ sức thuyết phục sẽ giúp đề tài của bạn được đánh giá cao hơn, đạt kết quả tốt hơn. Để làm được điều đó, phần lí do chọn đề tài cần giải quyết được các vấn đề cơ bản sau: Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu; Tính cấp thiết của đề tài; Những bất cập hạn chế của những đề tài trước đó cũng như của địa phương. Cách viết lí do chọn đề tài nghiên cứu:

Lí do chọn đề tài là một phần nội dung trong phần mở đầu. Để viết được một phần lí do lựa chọn đề tài sao cho thật hay, hấp dẫn cũng như đúng trọng tâm của vấn đề, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

1) Xác định vấn đề cần nghiên cứu: Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng

khi viết lí do chọn đề tài. Chỉ khi bạn đã lựa chọn được đúng đề tài phù hợp với mình và tìm hiểu kĩ về đề tài mà mình nghiên cứu thì bạn mới có thể viết được một lí do chọn đề tài hay và đúng trọng tâm nhất. Chính vì vậy, nếu vẫn còn đang phân vân về đề tài mà mình muốn viết thì hãy tạm dừng tất cả mọi việc và suy nghĩ thật kĩ về đề tài trước nhé.

2) Thu thập các thông tin cần thiết: Sau khi đã lựa chọn được đề tài mà mình nghiên

cứu thì việc tiếp theo là bạn hãy thu thập những thông tin cần thiết về đề tài. Việc thu thập thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về đề tài để từ đó làm căn cứ viết lí do chọn đề tài. Bên cạnh đó, khi thu thập thông tin bạn cũng nên tổng hợp lại thông tin để tham khảo trong quá trình viết báo cáo toàn văn sau này.

3) Tiến hành viết sơ khảo lí do chọn đề tài: Nếu đã tổng hợp xong các thông tin cần

thiết thì hãy bắt tay vào viết sơ khảo lí do chọn đề tài. Ở bước này, bạn cũng lên lưu ý dành nhiều thời gian hơn để thực hiện.

4) Chỉnh sửa bản sơ thảo, viết lí do chọn đề tài hoàn chỉnh: Sau khi hoàn thành

thảo, xem xét thật cẩn thận xem có gì cần phải bổ sung, chỉnh sửa gì không, giữa các ý đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau chưa, rồi viết lí do chọn đề tài.

3.2.2. Mục tiêu

Nêu mục đích và mục tiêu cụ thể và đề cập đến đối tượng tham gia nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, … để thấy được mục tiêu là phần quan trọng của một đề cương, nhằm định vị các nội dung nghiên cứu.

Từ mục tiêu có thể cụ thể hóa thành những câu hỏi nghiên cứu.

Lưu ý:

Mục đích nghiên cứu: Nhằm mô tả một mục đích cụ thể hoặc định hướng nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu phải là xác định (identify), mô tả (describe), hoặc giải thích (explain) một tình trạng hoặc dự đoán giải pháp của một vấn đề.

Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu nhằm tóm tắt những gì sẽ đạt được

sau khi hoàn thành nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, cần xây dựng mục tiêu nghiên cứu phù hợp nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Việc xây dựng mục tiêu phù hợp cũng giúp cho chủ đề nghiên cứu tập trung, tránh việc thu thập các thông tin không cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu là đích đến cuối cùng của nghiên cứu.

3.2.3. Nội dung nghiên cứu

Trình bày các nội dung nghiên cứu được cụ thể hóa dựa trên mục tiêu nghiên cứu. Tùy vào tên đề tài, lĩnh vực nghiên cứu và đặc biệt là mục tiêu nghiên cứu để trình bày nội dung.

Một phần của tài liệu BAI GIANG PPNCKHCNGDTH22-8-2021 (Trang 44 - 46)