Các hợp tác xã ở huyện Mỹ Văn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu phát triển các hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam (Trang 92 - 99)

III. các giải pháp

4. Các hợp tác xã ở huyện Mỹ Văn.

Huyện Mỹ Văn có 38 xã, trớc luật hình thành 38 hợp tác xã nông nghiệp theo quy mô toàn xã. Đến tháng 01/1999 huyện Mỹ Văn thực hiện chuyển đổi và có 41 hợp tác xã hoạt động theo mô hình mới. Trong đó một hợp tác xã áp

dụng hình thức giải thể hợp tác xã nông nghiệp cũ để thành lập hợp tác xã mới, một hợp tác xã chuyển từ quy mô hợp tác xã toàn xã sang hợp tác xã quy mô thôn, còn lại đều ổn định quy mô hợp tác xã toàn xã.

Việc chuyển đổi mới hợp tác xã nông nghiệp là một vấn đề khó và phức tạp, do đó huyện chỉ đạo các xã thực hiện khá nghiêm túc theo quy định hớng dẫn. Trong quá trình xây dựng báo cáo tổng kết, đề án đổi mới và điều lệ hợp tác xã đợc chuẩn bị khá kỹ để đa ra các hội nghị từ trong Đảng đến xã viên bàn bạc dân chủ. Những vấn đề cha đúng quy định cha sát đều đợc chỉnh sửa, các ý kiến của xã viên tham gia chất vấn đề đợc tập trung giải trình đầy đủ rõ ràng. Cho nên tất cả các hợp tác xã trong quá trình chuyển đổi không có những vấn đề nổi cộm lớn.

Nhìn chung việc chuyển đổi các hợp tác xã ỏ Mỹ Văn đợc chỉ đạo tập chung. Ban chỉ đạo huyện có quy trình hớng dẫn triển khai tổ chức thực hiện, cụ thể đánh giá đúng hiện trạng các hợp tác xã để quyết định hình thức chuyển đổi và tập trung xử lý giải quyết những vấn đề tồn tại của hợp tác xã nông nghiệp cũ trớc khi chuyển đổi.

Hớng dẫn các hợp tác xã xử lý tài sản, vốn quỹ của hợp tác xã nông nghiệp cũ thông qua kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản cố định sát với giá trị thực tế hiện còn. Phân loại để bàn giao những tài sản cố định nhóm phúc lợi tập thể sang UBNN xã quản lý, những tài sản phục vụ sản xuất nông nghiệp giao cho hợp tác xã mới khai thác và sử dụng trên nguyên tắc khoán bảo toàn vốn. Tổng giá trị tài sản cố định của các hợp tác xã khi chuyển đổi là : 35.089.864 ngàn đồng. Trong đó : giá trị tài sản cố định bàn giao sang cho UBNN xã quản lý là : 21.426.179 ngàn đồng bằng 61%, giá trị tài sản cố định giao khoán cho hợp tác xã mới là 13.663.685 ngàn đồng bằng 39%.

Về công nợ thanh toán : các hợp tác xã đều phải đối chiếu, rà soát lại các khoản nợ phải thu, phải trả để có biện pháp thanh toán.

Tổng nợ phải thu đến khi chuyển đổi của HTX là : 13.232 triệu đồng, chủ yếu là nợ đọng sản phẩm của xã viên, hớng dẫn xử lý nh sau :

−Xoá nợ đối với các hộ không còn ngời thừa kế tổng số : 3.948.536 ngàn đồng.

−Giảm một phẩn nợ cho gia đình chính sách hoặc hộ nông dân nghèo thờng xuyên phải trợ cấp khó khăn. Do đại hội nông dân quyết định.

−Số nợ còn lại định giá và mức thu hợp lý để thu hồi vốn thanh toán các khoản nợ phải trả và đầu t các công trình phục vụ sản xuất và phúc lợi tập thể ở địa phơng.

Tổng nợ phải trả 4.910 triệu đồng chủ yếu nợ ngân hàng và cơ quan cung ứng dịch vụ cho hợp tác xã nh : xí nghiệp thuỷ nông, trạm máy kéo, trạm vật t nông nghiệp.

Nhìn chung khi chuyển đổi sang hợp tác xã các khoản nợ phải thu, phải tra trên bàn giao sang UBNN xã tiếp tục theo dõi thu và trả nợ.

Sau khi triển khai làm điểm 3 hợp tác xã (khá, trung bình,yếu) ban chỉ đạo huyện mở hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm và triển khai kế hoạch, các bớc tiến hành chung toàn huyện. Hớng dẫn các xã xây dựng báo cáo tổng kết hợp tác xã nông nghiệp cũ, xây dựng đề án đổi mới và điều lệ hợp tác xã, tiến tới thành lập hợp tác xã mới với phơng châm làm thận trọng, dúng quy trình tránh làm bừa, làm ẩu. Kết quả sau 2 năm chỉ đạo thực hiện đã chấm dứt hoạt động 38 HTX nông nghiệp cũ, thành lập 41 HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp theo mô hình mới.

Trong đó có 2 HTX thành lập HTX dịch vụ nông chuyên khâu thuỷ nông là Đại Đồng và Dơng Quang chiếm 5,9%, còn lại 39 HTX chuyển sang hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Trong đó có 15 HTX làm 2 khâu dịch vụ là thuỷ nông và bảo vệ thực vật, còn lại là 24 hợp tác xã hoạt động 3-4 khâu dịch vụ. Quá trình thành lập hợp tác xã mới, xã viên tham gia hợp tác xã phải trên tinh thần tự nguyện, có đơn hoặc đăng ký lại.

Tổng 41 hợp tác xã mới có 4243 xã viên đăng ký tham gia, phục vụ 66.509 hộ nông dân trên địa bàn toàn huyện. Trong đó có 1506 xã viên đại diện hộ, 2737 xã viên góp vốn kinh doanh theo quy định của điều lệ hợp tác xã với số vốn cổ phần là 3439 cổ phần (nhìn chung 1 xã viên góp phân một cổ phần có

một số xã viên góp 2-3 cổ phần) tổng số tiền cổ phần góp vào hợp tác xã là 1410 triệu đồng, bình quân mệnh giá một cổ phần 407.000 đồng, cổ phần thấp nhất có mệnh giá là 200.000 đồng, cao nhất là 800.000 đồng, bình quân 1 hợp tác xã thu 34 triệu vốn cổ phần xã viên.

Đề án đổi mới hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã đợc Đại hội xã viên bàn bạc thảo luận kỹ. Riêng việc xây dựng đơn giá thu các khâu dịch vụ đều đợc rà soát tỉ mỉ, cân nhắc tính toán kỹ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật nhà nớc quy định, hớng dẫn của ngành chủ quản, có tình toán đến điều kiện cụ thể của từng địa phơng. Trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ, sát thực tế đợc hộ nông dân chấp nhận (mức thu đợc thông qua đại hội đại biểu hộ nông dân biểu quyết tán thành)

Tình hình kinh doanh của hợp tác xã mô hình mới :

+Cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã cũ đợc UBNN xã giao khoán cho hợp tác xã mới quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả hơn. vốn giao đợc bảo toàn, (trích khấu hao đúng, đủ theo đề án) tài sản cố định hàng năm đều đợc bổ sung thêm.

Tổng giá trị tài sản cố định bàn giao cho các hợp tác xã khi chuyển đổi là : 13.665.216 đồng.

Trong đó :

Tài sản khâu thuỷ lợi, thuỷ nông : 7.529.764 ngàn đồng

Tài sản khâu dịch vụ điện : 5.750.453 ngàn đồng Tài sản khâu dịch vụ làm đất : 87.976 ngàn đồng Tài sản khác (nhà làm việc, nhà kho) : 279.032 ngàn đồng

Trong 2 năm 1997, 1998 đã thu hồi vốn khấu hoa tài sản cố định là : 1.103.449 ngàn đồng, trong đó khâu dịch vụ thuỷ nông là 727.105 ngàn đồng; dịch vụ điện : 376.344 ngàn đồng, ngoài ra hợp tác xã trích từ lãi đầu t xây dựng, mua sắm bổ sung tài sản cố định của hợp tác xã trong 2 năm = 848.455 ngàn đồng.

Kết quả hạch toán 2 năm 1997-1998 + Năm 1997 :

Tổng thu : 11.313.341 ngàn đồng Tổng chi : 10.177.168 ngàn đồng Tổng lợi nhuận : 1.136.173 ngàn đồng Bình quân 1 hợp tác xã lãi 27 triệu đồng/ năm Tổng số lãi trên đợc sử dụng nh sau :

+ Lãi trả cổ phần xã viên góp vốn : 152.780 ngàn đồng + Mức lãi trả cổ phần xã viên góp vốn đạt : 1,84% tháng

+ Trả phụ cấp lơng cán bộ quản lý HTX : 71.475 ngàn đồng chiếm 6,3% lãi. Mức trả lơng Chủ nhiệm bình quân : 198.000đ/tháng

+ Số còn lại trích lập vào các quỹ hợp tác xã : 911.918 ngàn đồng bằng 80,2%

trong đó :

+ Quỹ tích luỹ và dự phòng thiên tai : 504.383 ngàn đồng + Quỹ khen thởng và đào tạo : 202.109 ngàn đồng + Quỹ phúc lợi tập thể : 205.426 ngàn đồng Năm 1998 :

Tổng thu : 18.268.249 ngàn đồng Tổng chi : 16.583.211 ngàn đồng Tổng lãi : 1.703.038 ngàn đồng

Bình quân một hợp tác xã lãi 41 triệu đồng/năm

Trong đó lãi trả cổ phân xã viên góp vốn : 158.234 ngàn đồng bình quân mức lãi trả xã viên năm 1998 là 2,2%/tháng.

Trả phụ cấp lơng cán bộ quản lý hợp tác xã : 97.723 ngàn đồng Mức trả lơng chủ nhiệm bình quân 211.000đ/tháng

Phần trích lập quỹ hợp tác xã : 1.447.081 ngàn đồng Trong đó :

Quy tích luỹ và dự phòng : 905.730 ngàn đồng

Quỹ khen thởng và đào tạo : 242.309 ngàn đồng Quỹ phúc lợi tập thể : 302.961 ngàn đồng

Qua 2 năm chuyển đổi và hoạt động theo luật hợp tác xã, cac hợp tác xã mới ra đời với nhiều hình thức quy mô đa dạng. Nhìn chung các hợp tác xã sau khi chuyển đổi hoạt động có hiệu quả, sản xuất kinh doanh đúng hớng, đảm bảo đợc nguyên tắc cơ bản của luật hợp tác xã đã quy định. Xã viên tham gia hợp tác xã đều đợc sắp xếp bố trí tham gia các khâu dịch vụ của hợp tác xã một cách hợp lý. Các hợp tác xã mới đều đợc thực hiện đúng đề án đã xây dựng, vốn tập thể giao đợc bảo toán, vốn góp của xã viên đợc sử dụng đúng mục đích, xã viên yên tâm tham gia hợp tác xã.

Tuy nhiên còn có nhiều hạn chế nh : Do cơ chế thay đổi nhanh, không có giai đoạn chuyển tiếp, trình độ nhận thức, công tác đào tạo cán bộ cha chuyển kịp cơ chế mới nên trong hạch toán còn lúng túng. Sự phối hợp các ngành dịch vụ cha đồng bộ, nên cha tạo đà để các hợp tác xã hoạt động vững chắc, ổn định. Đề án đổi mới các hợp tác xã xây dựng cha tính toán đầy đủ khi có bất trắc xẩy ra. Hoạt động các khâu dịch vụ còn hạn chế, cha vơn ra đáp ứng yêu cầu dịch vụ của hộ nông dân ( nhất là dịch vụ đầu ra, chế biến tiêu thụ sản phẩm)

tàI liệu tham khảo

1. Báo cáo tổng kết kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp 1996 – 2000

2. Báo cáo tổng kết thực hiện về chuyển đổi và đổi mới HTX NN theo luật HTX.

3. Báo cáo tình hình biến động hợp tác xã nông nghiệp từ khi thực hiện nghị quyết 10 của Bộ chính trị và kiến nghị những giảI pháp trong thời gian tới của Bộ Nông nghiệp và PTNT

4. Chủ trơng chính sách của Đảng, Nhà nớc về tiếp tục đổi mới và phát triển Nông nghiệp nông thôn.

5. Luật hợp tác xã và các nghị định của Chính phủ quy định việc thi hành trong nông nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp TP Hồ Chí Minh – 1997. 6. Giới thiệu một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu hiện nay. Bộ Nông nghiệp – PTNT

7. Giới thiệu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã Nhật Bản. Nhà xuất bản nông nghiệp.

8. Đổi mới tổ chức quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu phát triển các hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w