Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Văn Đức huyện Gia Lâm Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu phát triển các hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam (Trang 89 - 92)

III. các giải pháp

3.Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Văn Đức huyện Gia Lâm Hà Nội.

∗Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Văn Đức nằm ở phía Nam cuối huyện Gia Lâm, trên trục đờng 179 bên bờ sông Hồng đối diện cảng Khuyến Lơng Thành Phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 5-6km.

Hợp tác xã hoạt động trên toàn địa bàn xã Văn Đức có : Tổng số hộ(nông dân) : 1280 hộ

Tổng số nhân khẩu : 6001 ngời Diện tích tự nhiên : 655 ha Diện tích canh tác : 233 ha

Bình quân 1 khẩu : 393 m²/khẩu

∗Văn Đức là một xã chuyên sản xuất rau màu và lơng thực. Hàng năm sản xuất và bán ra từ 5-6 ngàn tấn rau đủ các chủng loại. Ngoài việc bán cung cấp cho các thành phố còn bán cho các tỉnh từ Thanh Hoá, Nghệ An và Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài sản xuất rau hợp tác xã còn sản xuất đẩy mạnh cây lơng thực hàng năm từ 2500-3000 tấn. Rau và lơng thực phát triển quyết định phơng hớng sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.

Theo hớng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT và sự chỉ đạo của UBND huyện, HTX lập ban trù bị chuyển đổi và tổ chức các công việc chuyên đổi, trong đó tập trung vào :

Tuyên truyền luật, các chủ trơng của Chính phủ đối với cán bộ xã viên. Xây dựng đề án chuyển đổi

Kiểm kê và xử lý vốn quỹ Xây dựng điều lệ hợp tác xã

Xây dựng phơng án sản xuất kinh doanh Đăng ký danh sách xã viên

Tổ chức đại hội hợp tác xã để thông qua các văn bản trên và bầu bộ máy quản lý hợp tác xã.

∗Kết quả

+Hợp tác xã đã có 1060 xã viên vào hợp tác xã do 1060 hộ có ngời tham gia làm xã viên trên tổng số 1280 đạt 83%. Mỗi xã viên góp 100.000đ để có vốn điều lệ

+Bộ máy gọn nhẹ gồm 6 thành viên trực tiếp quản lý và điều hành các nhiệm vụ của hợp tác xã giao.

Phơng án sản xuất kinh doanh đợc rà soát với các nhiệm vụ : Dịch vụ : Thuỷ lợi tới tiêu

Dịch vụ : Điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nông dân

Dịch vụ bảo vệ cây trồng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật Dịch vụ phân bón và thuốc trừ sâu

Dịch vụ tiêu thụ nông sản cho kinh tế hộ xã viên, hộ nông dân. +Kết quả kiểm kê xử lý tài sản vốn quỹ

Do đặc điểm của hợp tác xã kiểu cũ nên nguồn gốc sở hữu tài sản vốn quỹ thuộc sở hữu cộng đồng chung do đó hợp tác xã cũ chuyển vốn quỹ tài sản cho hợp tác xã mới.

Số vốn của hợp tác xã cũ chuyển sang là : 826,9 triệu đồng. Trong đó :

-Vốn cố định là : 721 triệu đồng -Vốn lu động : 105,9 triêu đồng Ngoài ra vốn điều lệ lệ : 106 triệu đồng

Hợp tác xã không có nợ phải thu, phải trả nên không phải sử lý khi chuyển đổi.

∗Kết quả hoạt động bớc đầu của hợp tác xã sau chuyển đổi. +Về dịch vụ thuỷ lợi :

Dịch vụ thuỷ lợi phục vụ tốt, đảm bảo nớc đến tận ruộng, hao phí nớc bị hạn chế làm cho xã viên và các hộ nông dân đều tin tởng và an tâm.

+Về dịch vụ điện

Hợp tác xã thành lập tổ quản lý điện (nhiều năm trớc đây giao khoán, hạch toán cha đợc chặt chẽ, vì vậy bị thua lỗ).

Nay hợp tác xã đã tổ chức bộ máy điều hành quản lý chặt chẽ, hạn chế thất thoát điện cho nên bớc đầu đã có lãi.

+Dịch vụ chuyên giao tiến bộ kỹ thuật để giúp kinh tế hộ chuyển dịch cơ cấu cây trồng sản xuất rau sạch, rau màu có chất lợng cao.

Hợp tác xã thờng xuyên liên kết với phòng kinh tế huyện, tạm khuyến nông, trung tâm khuyến nông mở các lớp tập huấn các mô hình sản xuất rau sạch, lợn hớng nạc. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc và đa ra các loại giống nh ngô, sậy các loại.. Năm 1997 hợp tác xã đã liên hệ với Đà Lạt để mua giống đậu Hà Lan với giá 150.000 đ/kg hạt giống để xã viên thực hiện tốt kết quả sản xuất. Năm 1997 đã có 120 hộ đạt 600.000 đ đến 700.000 đ/sào.

Bên cạnh đó hợp tác xã đã đa các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất rau sạch cho hộ xã viên, vì vậy số hộ xã viên sản xuất rau sạch trong một năm đã tăng gấp đôi.

Năm 1997 sản xuất 50 ha rau sạch Năm 1998 sản xuất 100 ha rau sạch

Ngoài dịch vụ sản xuất rau sạch hợp tác xã đã tập trung chỉ đạo đa giống ngô lai vào sản xuất nh: ngô CPĐK 888 của Thái Lan, hợp tác xã đã làm thí điểm và cho năng suất cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với giống ngô địa phơng trớc đây chỉ đạt 80-100 kg/sào này nhiều gia đình đạt năng suất 200-250 kg/sào làm cho sản lợng ngô trên diện tích 233 ha trớc đây chỉ đạt 500-600 tấn ngô, này đã đạt gần 3000 tấn. Do đó kinh tế hộ phát triển xoá đợc hộ đói, giảm đợc hộ nghèo.

Về chăn nuôi, hợp tác xã đã tham quan xem xét, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi có thành tích về chăn nuôi tốt, đặc biệt đợc sự giúp đỡ và đặt mối quan hệ với nông trờng chăn nuôi Huyện Mỹ Văn - Tỉnh Hng Yên về chăn nuôi lợn nạc xuất khẩu cho nhà máy đông lạnh Hải Phòng. Bớc đầu chỉ có 5 -10 hộ chăn nuôi đến nay đã có 260 hộ, nhiều hộ đã nuôi từ 30 - 40 con cho lãi một hộ 1 tháng từ 1500.000 đến 2.000.000 đồng. Việc chăn nuôi lợn nạc của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Văn Đức đang trên đờng phát triển cả nuôi lợn xuất khẩu, nuôi lợn thịt.

Hợp tác xã dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tiên tiến tạo điều kiện cho hộ chăn nuôi lợn xuất khẩu nên hợp tác xã đã thu mua xuất khẩu thịt lợn.

Năm 1997 HTX đã thu mua xuất 1200 con đạt 52 tấn. Năm 1998 xuất 1800 con đạt 70 tấn.

+Dịch vụ tiêu thụ nông sản cho hộ xã viên, hộ nông dân :

Sản phẩm rau sạch của hộ đợc các cơ quan Sở khoa học xét nghiệm đạt tiêu chuẩn và ngời tiêu dùng chấp nhận. Do vậy hợp tác xã đã trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của xã viên và giao cho các quầy bán ở các vùng lân cận đã có doanh thu cao. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Văn Đức không ngừng nâng cao chất lợng và đa vào nhiều loại rau, củ quả có giá trị trên thị trờng nh ớt ngọt, súp lơ, cải ngọt.. để xã viên và nhân dân cùng sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu phát triển các hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam (Trang 89 - 92)