Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người việt (Trang 45 - 51)

KHẢO SÁT CÁC THÀNH TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

2.2.2 Kết quả khảo sát

Khảo sát ca dao tiếng Việt trong khuôn khổ tư liệu đã giới hạn, chúng tôi nhận thấy có 616 câu ca dao BPCT với 35 BPCT xuất hiện. Ở đây, có

trường hợp một bộ phận có nhiều tên gọi bởi vì: hoặc dùng trong khẩu ngữ (mồm thay cho miệng, hoặc rút gọn (mày thay cho lông mày, gối thay cho đầu gối),…

Dựa vào số lần xuất hiện trong tổng số 616 câu ca dao, chúng tôi rút ra được tỉ lệ xuất hiện của các thành tố BPCT trong ca dao người Việt ở bảng sau. Trong bảng này, chúng tôi chia thành các cột, mỗi cột có một thông số nhất định. Điều này làm cơ sở cho việc phân tích, tìm hiểu về tính biểu trưng ở phần sau.

Bảng 2.1: Số lần xuất hiện và tỉ lệ các thành tố chỉ BPCT người trong ca dao người Việt TT Từ Chỉ BPCTN Số lần X.hiện Tỉ lệ (%) 1 Tay 143 23,2 2 Chân (cẳng) 68 11 3 Thân 65 10,6 4 Đầu 52 8,4 5 Lưng 41 6,6 6 Miệng 29 4,7 7 Tai 27 4,4 8 Vai 24 3,9 9 Tóc 19 3,1 10 Ruột 18 2,9 11 Răng 18 2,9 12 Má 16 2,6 13 Mặt 16 2,6 14 Da 14 2,2 15 Mắt 13 2,1

TT Từ Chỉ BPCTN Số lần X.hiện Tỉ lệ (%)

16 Gan 12 1,9

17 Bụng 11 1,7

18 Vú 8 1,3

19 Lông mày (mày) 6 0,9

20 Cổ 6 0,9 21 Mình 5 0,8 22 Mũi 5 0,8 23 Môi 4 0,6 24 Mồm 4 0,6 25 Gót 4 0,6 26 Cổ tay 4 0,6

27 Đầu gối (gối) 3 0,4

28 Cằm 2 0,3 29 Tim 1 0,1 30 Bàn tay 1 0,1 31 Ngón tay 1 0,1 32 Ngực 1 0,1 33 Mông 1 0,1 34 Lưỡi 1 0,1 35 Gáy 1 0,1 2.3 Nhận xét chung.

2.3.1.Tên bộ phận cơ thể người và tần suất xuất hiện trong ca dao người Việt.

Qua phần khảo sát trên, chúng ta có thể thấy, ca dao có chứa BPCT chiếm một số lượng không nhỏ trong ca dao người Việt. Tuy nhiên, tần số xuất hiện của các BPCT có sự chênh lệch, không đồng đều nhau. Sự xuất

hiện của các BPCT trong ca dao cho thấy tính phổ quát trong tư duy và ngôn ngữ của người Việt. Bên cạnh đó, còn cho thấy rõ nét đặc thù trong hệ thống. Mỗi BPCT đều có chức năng sinh lí riêng biệt, dựa vào kiến thức sinh học đó cha ông ta đã sử dụng từng BPCT thích hợp cho từng câu ca dao phù hợp với nội dung muốn truyền tải tới người tiếp nhận. Hay nói rõ hơn, ca dao về BPCT người được hình thành dựa vào lối tư duy về quan niệm, chức năng, vai trò của từng BPCT đối với toàn bộ hoạt động của cơ thể, với đời sống tình cảm của con người. Và với mỗi dân tộc đều có những điều kiện tự nhiên và xã hội riêng biệt, đều có những phong tục, tập quán, tâm lí, cách nhìn nhận khác nhau về hiện thực đời sống. Chính vì thế, việc áp những BPCT vào trong từng câu ca dao phải phù hợp với những điều kiện ấy, phù hợp với hiện thực đời sống khách quan sao cho nội dung phải thật sự hợp lí, đúng thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Từ bảng thống kê trên, chúng tôi phân các từ chỉ bộ phận cơ thể người làm ba nhóm: nhóm lần lượt theo nhóm từ có tần số sử dụng cao, nhóm từ có tần số sử dụng trung bình và nhóm từ có tần số sử dụng thấp. Trong đó:

- Nhóm từ có tần số sử dụng cao (trên 20 lần trở lên) gồm các từ: tay, chân, lưng, đầu, miệng, tai, vai.

- Nhóm từ có tần số sử dụng trung bình (từ 3 đến 17 lần) gồm các từ như: Tóc, ruột, răng, mặt, má, da, mắt,…

- Nhóm từ có tần số sử dụng thấp (chỉ có 1,2 lần) gồm các từ: cằm, tim, ngón tay, bàn tay,…

Bộ phận cơ thể xuất hiện nhiều nhất là “tay” xuất hiện nhiều nhất (143 lần). Dựa vào ý nghĩa chức năng của bộ phận này, tác giả dân gian đã sử dụng nhiều lần với nhiều nét nghĩa khác nhau, có khả năng chuyển nghĩa . “Tay” là bộ phận chỉ cơ thể người phía trên của cơ thể người từ vai đến các ngón, bộ phận luôn đáp vào mắt con người trong từng cử động nhỏ nhất. Chức năng của nó là

dùng để cầm, nắm, làm bất cứ việc gì liên quan đến lao động. Vì vậy mà nó có vai trò quan trọng trong lao động của con người. Đối với một đất nước nông nghiệp thì đôi tay chính là một trong những phương tiện lao động chủ chốt, đặc biệt khi xã hội mới ở giai đoạn đầu của tiến trình lịch sử loài người, khi mà lao động trí óc chưa xuất hiện, máy móc, khoa học kỹ thuật, chưa được biết đến thì lao động bằng tay là phương thức lao động duy nhất của con người. Dễ hiểu vì sao mà từ tay lại xuất hiện nhiều lần trong ca dao như vậy. Ngoài ra, khi nói vai trò, tầm quan trọng của một đối tượng nào đó ta thường dùng phép chuyển nghĩa “cánh tay phải”, “cánh tay đắc lực”, “ tay súng cừ khôi”. Từ đó, ta thấy rằng chính vai trò quan trọng trong đời sống thực tế, mà từ chỉ bộ phận cơ thể “tay” khi tham gia cấu tạo trong ca dao cũng chiếm một số lượng lớn, phản ánh thực tế và quan niệm của nhân dân ta.

Từ “mắt” cũng được sử dụng nhiều lần trong ca dao.Ông bà ta xưa đã có câu “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Theo khái niệm về sinh học, bộ phận này có vị trí và chức năng rất đặc biệt, tuy là bộ phận con người không nhìn thấy trực tiếp nhưng lại là bộ phận giúp con người nhìn thấy được toàn bộ thế giới. Không những thế “mắt” là biểu tượng cho cách nhìn nhận của con người, là lời nói biểu hiện tính cách, phẩm chất suy nghĩ bên trong của con người. Cho nên điều hiển nhiên là nó sử dụng nhiều trong tiếng Việt.

Trong ca dao hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể người được phân chia chi ly, tỉ mỉ ở các mặt: vị trí, chức năng, cấu tạo và ở mỗi mặt lại tiếp tục được chia nhỏ hơn nữa.

Từ chỉ bộ phận cơ thể người được chia theo hai tuyến: bộ phận cơ thể bên trong và bộ phận cơ thể bên ngoài. Có thể hiểu một cách sơ lược rằng: bộ phận cơ thể bên trong là những bộ phận mà mắt thường không nhìn thấy được khi không có sự tác động nào như: xương, máu, gan, dạ…còn bộ phận cơ thể bên ngoài là những bộ phận nhìn thấy được bằng mắt thường, không cần sự

tác động nào như: da, mắt, đầu, tay, chân…

Từ chỉ bộ phận cơ thể người được chia làm hai bộ phận: bộ phận cơ thể bên trong và bộ phận cơ thể bên ngoài. Nhưng để phân loại một cách tỉ mỉ hơn, ta có thể phân loại như sau:

Về mặt vị trí, theo chiều từ trên xuống dưới có: thân, đầu, mình, tay, chân. thân, đầu , mình lại chia nhỏ thành: ngực cổ, vai, bụng. “Đầu” lại chia nhỏ thành: Tóc, mặt. Tay” lại chia thành : cánh tay, cổ tay, bàn tay,ngón tay,móng tay. Chân” được chia thành: đầu gối , móng chân. Mặt” lại tiếp tục được chia nhỏ thành ; mắt, mũi, tai ,miệng, má, râu. Vai” lên quan đến

“nách”.Bụng” liên quan đến “rốn”. “Mồm” (miệng) lại được phân chia tỷ mỉ: môi, lưỡi, răng, lợi. “Mắt” lại được phân biệt với “con ngươi”. “Tóc” chia thành: “Tóc mai”, “Tóc nguôi”. Theo chiều từ trước ra sau có sự phân biệt giữa: ngực – lưng. Theo chiều từ ngoài vào trong có sự phân biệt giữa: da , lông ,máu ,bụng, lòng, ruôt, gan, dạ...

Sự phân bố các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao phản ánh cách phân bố của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong các ngôn ngữ: bộ phận nổi bật thì được gọi tên nhiều hơn, cụ thể là bộ phận phía trên ,bộ phận phía trước gọi tên nhiều hơn các bộ phận phía dưới, phía sau. Bộ phận cơ thể bên ngoài như: đầu , tay, chân…được gọi tên nhiều hơn bộ phận cơ thể bên trong như: gan, mật , máu…các từ chỉ bộ phận cơ thể người phản ánh sự chia cắt thực tế trong ngôn ngữ và ở mỗi ngôn ngữ sự chia cắt thực tế này không hoàn toàn trùng nhau do bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội và truyền thống văn hoá của dân tộc nói ngôn ngữ đó. Điều này thể hiện rất rõ ở lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt khi đi vào để thực hiện chức năng giao tiếp .

Phạm vi các BPCT nằm bên ngoài cơ thể xuất hiện nhiều trong ca dao, chủ yếu là bộ phận đầu, tay, chân, lưng. Đây là những bộ phận bên ngoài chủ chốt điều khiển hoạt động của cơ thể người. Ngoài ra, một số BPCT bên trong như ruột, tim, gan,… đây là những bộ phận mang chức

năng tiêu hóa, hấp thụ, truyền dẫn, là những cơ quan lưu trữ tinh thần, khí

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người việt (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)