TÍNH BIỂU TRƯNG CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
3.2.4. Các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người biểu trưng về tình cảm, cảm xúc của con người.
của con người.
Tình cảm, cảm xúc là thứ không thể thiếu trong mỗi con người. Nói đến tình cảm bao gồm nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau: đó là tình yêu, tình thương hay hỉ, nộ, ái, ố. Nguồn gốc làm dấy lên tình cảm trong mỗi con người là do sự tác động từ những yếu tố ngoại cảnh lên dây thần kinh cảm giác, khơi gợi sinh lí. Nói ngắn gọn, tình cảm chính là sự trải nghiệm và sự phản ứng tương thích từ những sự tác động của thế giới bên ngoài.
Trong ca dao Việt, tình cảm, cảm xúc của con người được thể hiện ở nhiều mặt khác nhau, vô cùng đa dạng. Rõ hơn ta có thể thấy, những tình cảm ấy đều xoay quanh những mỗi quan hệ có trong đời sống như tình yêu đôi lứa, tình vợ chồng hay tình cảm giữa mẹ và con cái, giữa bố mẹ chồng – nàng dâu,… Ngoài ra, tình cảm mà thiêng liêng nhất có lẽ là tình yêu quê hương,
đất nước, xứ sở của mình.
Tình cảm dễ thấy nhất trong ca dao đó chính là tình cảm vợ chồng :
Đạo nào bằng đạo phu thê Tay ấp má kề sanh tử có nhau
Hay
Cá trê mà nấu canh bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Thứ tình cảm đã nâng tầm thành đạo nghĩa của con người, tay – má, gật đầu,… thể hiện cho sự son sắt, thủy chung, cùng đồng lòng với nhau. Tuy nhiên, nào phải chỉ có mặt tích cực trong tình cảm lứa đôi ấy mà song hành với nó còn có cả mặt tiêu cực :
Gió đưa bụi chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông
Mặt tiêu cực ta vừa nói đến đó là sự phản bội thường thấy ở đối tượng người chồng. Mọi lo toan trong cuộc sống lúc này đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của người vợ.
Hồi nào một gối kề lưng
Bây giờ khác thể người dưng sao đành.
Cụm từ : “một gối kề lưng”, “người dưng”,… cho thấy sự chua xót trong hiện thực đầy phũ phàng. Mới đây thôi, tình nghĩa ấy tưởng chừng không cắt đứt được thế mà chỉ cần quay lưng đi đã hóa thành người dưng.
Anh em như thể chân tay Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa.
Không chỉ mối tình cảm vợ chồng, đôi lứa mà còn có cả những mối quan hệ khác như:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Mái tóc tơ không bao giờ phân rẽ Dạ con thương, thầy mẹ khiến đừng
Hai hàng nước mắt rưng rưng Khổ cam trong dạ biết chừng nào phai.
Tình cảm mẹ con được thể hiện qua nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết của người con xa xứ.
Hay mối quan hệ giữa con rể với mẹ vợ:
Chí hiếu, chí trung, chí đễ
Thầy mẹ mà thương con rể thì bế đến con Hai ta đủ mặt vuông tròn
Thảo ngay ai trước tiếng còn lưu đây.
Tay anh bưng quả nếp Tay ánh xách con gà Công thầy nghĩa mẹ sinh ra
Phận anh đây là rể gọi chút là trả ơn.
Tình cảm anh em cũng là một trong những khía cạnh nằm trong tính biểu trưng này. Thường khi nói về tình cảm anh em khăng khít, các tác giả dân gian thường hay sử dụng hình ảnh chân – tay, ruột rà nhằm thấy đươc sự gắn bó một thể với nhau :
Anh em chín họ mười đời
Hai người cùng có, chẳng rời nhau ra Chị em cùng khúc ruột rà
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Anh em như thể chân tay
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.
Không chỉ có mối quan hệ tình cảm ông bà, cha mẹ, cô chú mà cao hơn hết còn có lòng yêu đất nước, yêu quê hương xứ sở thể hiện thông qua những câu ca dao đề cập lịch sử thời quá khứ hay đặc trưng riêng của mỗi vùng miền:
Ai đi qua phố Khoa Trường
Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh Dòng sông uốn khúc chảy quanh Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi.
Hoặc
Anh về Bình Định ban trưa
Dừng chân uống bát nước dừa Tam Quan.
Việc cho địa danh nổi bật của từng vùng miền, đặc sản riêng của mỗi địa phương xuất hiện trong những câu ca dao cũng là thể hiện tình yêu đối với quê hương.
Hay việc đề cập đến các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử cũng thể hiện được tinh thần yêu quê hương, đất nước:
Tiếng đồn Tú Đỉnh Coi Tân Đỉnh sông Con
Vì nghe vua Đồng Khánh, lên non mất đầu.
Khi phong trào Cần vương Nguyễn Duy Hiệu bị túng thế phải rút về nguồn, lúc này Tú Đỉnh lập một tỉnh mới ở vùng sông Con. Về sau Tú Đỉnh nghe lời Đồng Khánh rút lên vùng núi ông Nguyễn Duy Hiệu đóng ở sông Cái thì bị ông Hiệu chém đầu.
sự châm biếm, mỉa mai đối với quân thù:
Chém cha lũ Nhật côn đồ! Bắt người cướp của, tha hồ thẳng tay
Dân ta trăm đắng ngàn cay
Thóc ăn chẳng có, trồng đay cho người.
Người đâu mà lại lạ đời Con gái Hà Nội lấy người bên Tây
Tây đâu có ở đất này
Nó về nước nó, khốn thay thân già.
Từ đó, ta thấy rằng tính biểu trưng về tình cảm trong ca dao có chứa từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người bao gồm nhiều khía cạnh trong xã hội, đó là tình cảm gia đình với nhiều mối quan hệ khác nhau hay là tình yêu quê hương, nước xứ sở thông qua những câu ca dao lịch sử, những câu ca dao ca tụng địa danh, đặc sản của từng địa phương. Tình cảm, cảm xúc ấy trải qua nhiều cung bậc không chỉ có yêu thương mà còn có cả sự buồn tủi, tức giận, cả mỉa mai đầy chua xót.
Tiểu kết Chương 3
Trong ca dao, từ chỉ bộ phận cơ thể người mang nghĩa biểu trưng (nghĩa bóng) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nghĩa hàm ẩn, là trọng tâm ngữ nghĩa của câu. Chúng có nhiều khả năng chuyển nghĩa, mang nghĩa biểu trưng cao. Bên cạnh đó, một số bài ca dao có chứa bộ phận cơ thể người chỉ mang nghĩa đen thường thuộc vào các bài ca dao chỉ kinh nghiệm sống về lao động và nghề nghiệp hay sinh hoạt văn hóa văn nghệ chứ không đóng vai trò đặc biệt trong việc trong việc cấu tạo nghĩa của ca dao.
Qua những phạm trù biểu trưng của ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể, ta thấy rõ bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
KẾT LUẬN
Thông qua quá trình phân tích chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Ca dao là một thể loại văn học dân gian mang đậm nét văn hóa người Việt. Từ chỉ bộ phận cơ thể người là lớp từ vốn đã rất quen thuộc với đời sống nhân dân, được nhân dân sử dụng rộng rãi, lớp từ này được sử dụng với tần số cao. Một số từ xuất hiện nhiều trong các bài ca dao thì càng chứng tỏ mang tính biểu trưng cao như: thân, mắt, lòng, miệng, tay, chân, tóc...
2. Số lượng thành tố xuất hiện trong một câu ca dao phân bố không đều nhau, có câu xuất hiện một thành tố, câu xuất hiện hai thành tố. Trường hợp xuất hiện từ ba thành tố trở lên rất hiếm gặp.
3. Nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao có hai loại là nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong đó bộ phận ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người mang nghĩa đen chiếm tỉ lệ tương đối ít, chủ yếu là mang nghĩa bóng (nghĩa hàm ẩn). Trong những câu ca dao mang nghĩa bóng, từ chỉ bộ phận cơ thể người đóng vai trò không nhỏ nhờ ý nghĩa biểu trưng của mình. Chính cái nghĩa biểu trưng này góp phần làm cho mỗi câu ca dao thêm đa dạng, phong phú và hàm ý sâu xa, đầy sức thuyết phục đối với người tiếp nhận.
4. Thông qua nhóm ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người, bản sắc văn hoá dân tộc Việt nam được thể hiện rõ nét. Nét truyền thống trong cách nhìn nhận đánh giá về con người, việc đối nhân xử thế trong cộng đồng hay thân phận từng lớp người trong xã hội, ta có thể thấy rõ được cả quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam qua từng câu ca dao.
5. Thông qua việc tìm hiểu một số tính biểu trưng của những bài ca dao có chứa BPCT người đã làm sáng tỏ mối liên hệ giữa tính biểu trưng và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa. Mỗi BPCT đều mang một ý nghĩa riêng, đặt trong từng văn cảnh mà ý nghĩa của chúng sẽ khác nhau.
Nhóm ca dao chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người cần được nghiên cứu sâu hơn nữa, luận văn này chỉ mới là những bước khảo sát ban đầu. Nếu được tiếp tục đề tài này trong tương lai khi trình độ của người viết được nâng cao hơn thì vấn đề sẻ được giải quyết triệt để hơn.