Loại ca dao có ba thành tố trở lên:

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người việt (Trang 54 - 56)

Loại này chiếm số lượng tương đối ít trong ca dao người Việt. Hầu hết, nếu xuất hiện đều nằm ở những bài ca dao dài.

Trai nam nhi lược ngà búi tóc Dây lưng thì nhuộm sắc hoa hiên

Vui chơi xe lọ ống tiêm

Cái khay trắc khảm, ngọn đèn mờ xanh Có phen vui thú lều tranh

Gối đầu bằng gạch, che manh chiều buồm Chiếu bắt khom để mà che gió

Thế rồi mang xe lọ dăng ra Nạo kì đến sái mười ba Quan tướng hút đỡ để mà cầm hơi

Trông người như cái ma trơi Tóc xù, cổ ngẳng, nằm phơi xương sườn

Hết thuốc chúng bạn hết thương Vợ con cũng mất với nường phù dung.

Việc xuất hiện nhiều từ chỉ bộ phận cơ thể người trong một câu ca dao thể hiện vai trò quan trọng của chúng khi tham gia cấu tạo nghĩa của câu.

Tiểu kết Chương 2

Qua các số liệu thống kê, bước đầu ta đã xác định được tính phổ quát và tính đặc thù của những từ nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người khi xuất hiện trong ca dao.Thông qua việc tìm hiểu cách định danh, gọi tên từng bộ phận cơ thể người hay những cơ sở đặc trưng để gọi tên, ta thấy được nét văn hóa của người Việt. Rõ hơn hết, chính là tần số xuất hiện, số lần mà mỗi bộ phận cơ thể được tác giả dân gian áp dụng vào trong câu ca dao. Tùy thuộc vào mỗi chức năng, ý nghĩa mà câu ca dao sẽ mang lại những ý nghĩa biểu

trưng khác nhau. Ý nghĩa biểu trưng ấy không đơn thuần chỉ dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa của gốc mà còn dựa vào nét nghĩa chuyển cùng các biện pháp nghệ thuật đi kèm. Và đây chính là cơ sở, tạo tiền cho việc đi vào phân tích nét nghĩa biểu trưng của các bộ phận cơ thể trong ca dao

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người việt (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)