Ngữ nghĩa văn hóa trong ca dao

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người việt (Trang 38 - 41)

A + từ so sánh B

1.2.2 Ngữ nghĩa văn hóa trong ca dao

Ngôn ngữ chính là phương tiện truyền tải hiện thực thế giới khách quan của cuộc sống, yếu tố văn hóa từ đó cũng được hiện lên rõ qua vốn từ vựng. Ca dao là một trong những thể loại văn học dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa. Thông qua ngôn từ trong những bài ca dao, thế giới nhân sinh quan, kinh nghiệm cuộc sống hay cả quá trình lịch sử của dân tộc được hiện lên rõ.

Yếu tố văn hóa được hiện lên qua vốn từ vựng của mỗi dân tộc. Tiêu biểu là ở lớp nghĩa liên tưởng, mỗi người sẽ có những cách suy luận, cách tư duy khác nhau nên lớp nghĩa liên tưởng cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, thông qua những hình ảnh biểu trưng ta cũng thấy rõ yếu tố văn hóa của dân tộc. Đó gọi là lớp nghĩa biểu trưng. Trong ca dao, ngoài lớp nghĩa liên tưởng, lớp nghĩa biểu trưng còn có những cơ chế chuyển nghĩa cũng mang tính văn hóa.

Chẳng hạn, trên bình diện ngôn ngữ, ca dao mang tính mơ hồ đa nghĩa, vì thế trong ca dao thường hay sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ,

hoán dụ, so sánh,… để giúp ích cho thao tác liên tưởng. Ta có câu ca dao:

Người khôn như miếng thịt gà Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu

Người dại như củ bồ nâu Đến khi khốn khó cơ cầu phải ăn.

Ở đây, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh ví miếng thịt gà, củ bồ nâu với người khôn, người dại. Miếng thịt gà, củ bồ nâu ngon, dở ra sao hay cách sống dở, xấu của người khôn người dại như thế nào thực tế ta chẳng nắm bắt được mà phải dựa vào sự liên tưởng của người tiếp nhận câu ca dao. Chính cảm nhận của mỗi người sẽ khiến cho lớp nghĩa liên tưởng được hiểu theo những cách khác nhau.

Ca dao sử dụng hàng loạt những từ, cụm từ, những hình ảnh mang một ý nghĩa cố định, chỉ cần sử dụng đến từ, cụm từ hay hình ảnh ấy ta sẽ biết đến đối tượng, ý nghĩa mà câu ca dao đề cập đến. Hình ảnh “Thuyền – bến” tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng son sắt, thủy chung. Hay khi nói đến hình ảnh cây trúc, ta nghĩ ngay đến hình tượng người con gái đẹp, mảnh mai, thanh tao.

Từ đó, ta có thể thấy mỗi hình ảnh văn hóa đều có tính biểu trưng mang đặc trưng của dân tộc. Ngữ nghĩa văn hóa bao trùm toàn bộ trong môt bài ca dao bởi ca dao thông qua những tín hiệu ngôn ngữ thể hiện phong phú mọi mặt của cuộc sống sinh hoạt, những suy tư và diễn biến tình cảm của con người. Đồng thời còn phản ánh cả một quá trình lịch sử của cả cộng đồng dân tộc.

Tiểu kết chương 1

Từ những vấn đề khái quát, ta có thể thấy rằng, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện dùng để ghi lại quá trình hoạt động văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Và ca dao là một trong những thể loại văn học dân gian mang đậm nét nghĩa văn hóa. Nét nghĩa văn

hóa ấy bao trùm toàn bộ ca dao thông qua vốn từ vựng với những lớp nghĩa khác nhau, tiêu biểu lớp nghĩa biểu trưng và lớp nghĩa liên tưởng. Với đặc điểm của mình, ca dao sử dụng kết cấu, ngôn từ, biện pháp nghệ thuật để góp phần làm hiện rõ những nét nghĩa văn hóa trong ca dao. Tùy thuộc vào óc liên tưởng, tư duy của mỗi người mà việc tiếp nhận nét nghĩa văn hóa sẽ khác nhau, tuy nhiên đối với ca dao lịch sử nét nghĩa văn hóa mang tính lịch sử truyền thống sẽ chẳng thể thay đổi. Và việc đi vào tìm hiểu ngữ nghĩa văn hóa trong ca dao sẽ làm tiền đề cho việc đi vào phân tích, nghiên cứu ở hai

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao người việt (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)