Đối với nước đầu tư

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an giai đoạn 2021 2026 (Trang 31 - 32)

4. Kết cấu khóa luận

1.4.1. Đối với nước đầu tư

FDI đem lại lợi nhuận cao hơn đầu tư trong nước hoặc xuất khẩu hàng hoá. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Tuy việc đầu tư ra nước ngoài làm giảm nhu cầu tương đối về lao động ở trong nước hay giảm năng suất nhưng ngược lại lợi nhuận thu được từ đầu tư nước ngoài cao hơn.

Tác động tích cực:

- Chủ động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, được đưa ra quyết định có lợi để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn đầu tư

- Thực hiện chính sách chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận

- Chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa

- Doanh nghiệp FDI được khai thác những lợi thế của thị trường đầu tư như nguồn tài nguyên thiên nhiên, công nhân giá rẻ, thị trường tiêu thụ lớn và những lợi thế khác

- Tranh thủ những ưu đãi từ các nước nhận đầu tư: Ưu đãi thuế quan, đơn giản hóa thủ tục, ưu đãi phi thuế quan, ưu đãi khác.

- Tránh được những rào cản bảo hộ mậu dịch, phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư

25

- Khó khăn trong quản lý vốn và công nghệ: Nước đi đầu tư sẽ gặp rắc rối nếu không nắm vững và xử lý tốt các thông tin thị trường và luật pháp của nước sở tại. - Thâm hụt tạm thời cán cân thanh toán quốc tế: Trong năm có đầu tư ra nước ngoài,

chi tiêu bên ngoài của nước đầu tư tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán.

- Việc làm và lao động trong nước: Do sử dụng lao động giá rẻ ở nước ngoài nên làm tăng thất nghiệp cơ cấu ở đầu tư nước chủ đầu tư.

- Nguy cơ bắt chước, ăn cắp công nghệ, sản phẩm

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an giai đoạn 2021 2026 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)