Thực trạng thu hút FDI tại các KCN Nghệ An

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an giai đoạn 2021 2026 (Trang 55 - 58)

4. Kết cấu khóa luận

2.2.2. Thực trạng thu hút FDI tại các KCN Nghệ An

Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An rộng 207,76 km² gồm một phần huyện Nghi Lộc, một phần huyện Diễn Châu, một phần Thành phố Vinh và một phần thị xã Cửa Lò. Theo quy hoạch, đây là một khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng và được kỳ vọng trở thành một trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, cảng biển lớn của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam; một trung tâm đô thị lớn của Nghệ An. Tuy nhiên, khác với các khu kinh tế còn lại ở Việt Nam, hiện chưa rõ khu kinh tế này sẽ lấy phân ngành, sản phẩm nào làm mũi nhọn chủ lực.

Trong những năm qua, dòng vốn FDI đã và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An. Đặc biệt, giai đoạn 2016-2020, KKT Đông Nam đã thu hút được một số nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp như VSIP (Singapore), WHA (Thái Lan) nhằm tạo điều kiện, cơ sở để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong thu hút đầu tư các dự án thứ cấp.

Năm 2019, KKT Đông Nam thu hút được 25 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 7.642,3 tỷ đồng. Trong đó có 08 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 6.718 tỷ đồng, chiếm 88% tổng vốn đầu tư đăng ký. 8 tháng đầu năm 2020, KKT Đông Nam thu hút được 12 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.929,1 tỷ đồng. Trong đó có 04 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 1.125,1 tỷ đồng, chiếm 58,3% tổng vốn đầu tư.

Lũy kế đến nay, KKT Đông Nam đã thu hút được 239 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư 58.005,8 tỷ đồng. Trong đó có 43 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 15.820 tỷ

49

đồng (tương đương 680,45 triệu USD). Theo đó, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm 17,9% về số lượng dự án, và chiếm 27,2% trong tổng mức đầu tư đăng ký.

Xét theo cơ cấu đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KKT Đông Nam thì Thái Lan là đối tác chủ yếu với 9 dự án, chiếm 20,9%; tiếp đến là Trung Quốc với 8 dự án, chiếm 18,6%; Hàn Quốc và Nhật Bản mỗi quốc gia có 5 dự án, chiếm tỷ lệ 11,6%. Còn lại là các dự án đến từ Ấn Độ (03 dự án), Singapore (02 dự án), Đài Loan (02 dự án), Mỹ (01 dự án), Malaysia (01 dự án), Thụy Điển (01 dự án) và Australia (01 dự án).

Một số dự án FDI có quy mô lớn đã đăng ký đầu tư vào KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An trong thời gian qua bao gồm: Dự án Luxshare - ICT do Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An (Hồng Kông) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 140 triệu USD; Dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An (Singapore) do Công ty TNHH VSIP Nghệ An làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 76,4 triệu USD; Dự án Khu công nghiệp WHA Industrial Zone -1 Nghệ An do Công ty cổ phần WHA Industrial Zone Nghệ An (Thái Lan) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 92,2 triệu USD.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, tính đến tháng 8 năm 2020, đã có 26/43 dự án FDI đi vào hoạt động, góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, tuy nhiên tỷ lệ đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước so với các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn còn hạn chế, cụ thể năm 2019, nguồn thu NSNN tại các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm tỷ lệ 11,9% trong tổng thu NSNN của tất cả các doanh nghiệp trong KKT Đông Nam.

Các dự án FDI đầu tư vào KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An trong thời gian qua chủ yếu là những dự án đầu tư vào lĩnh vực may mặc xuất khẩu, sản xuất linh kiện điện tử, chế biến nông, lâm sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Đây là những lĩnh vực đầu tư có sử dụng số lượng lớn lao động, giúp tỉnh Nghệ An giải quyết được một lượng lớn lao động phổ thông của địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân địa phương có thể hoạt động cung ứng các dịch vụ kèm theo như cho thuê nhà, dịch vụ ăn uống, kinh doanh nhu yếu phẩm..v.v.

50

Những doanh nghiệp FDI hiện đang sử dụng nhiều lao động trong KKT Đông Nam có thể kể đến Công ty TNHH điện tử BSE Việt Nam (Hàn Quốc) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử với 3.245 lao động, Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (Hàn Quốc) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc với 1.457 lao động, Công ty TNHH Matrix Vinh (Trung Quốc) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi với 1.004 lao động. Dự kiến trong thời gian tới, khi dự án Luxshare – ICT và dự án Merry&Luxsharre đi vào hoạt động có thể giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động.

Nhìn chung, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An đã góp phần hỗ trợ có hiệu quả môi trường đầu tư, từng bước thúc đẩy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho Nghệ An mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Doanh nghiệp FDI cũng là những đơn vị tiên phong trong đào tạo, nâng cao trình độ và tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý. Nhiều vị trí việc làm trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhận, nay đã được thay thế bằng lao động Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, tham gia hoạt động xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động thiện nguyện khác

Theo Báo cáo kết quả xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại năm 2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, tính đến ngày 18/11/2020, trên địa bàn tỉnh đã cấp mới cho 72 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 7.707,11 tỷ đồng. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15.110,24 tỷ đồng, trong đó tỉnh đã cấp mới cho 10 dự án FDI với tổng mức đầu tư 164,7 triệu USD, chiếm 13,89% về số lượng dự án và 49,15% về tổng mức đầu tư. Ngoài ra đã điều chỉnh 89 lượt dự án, trong đó điều chỉnh tổng vốn đầu tư 25 dự án (tăng 7.403,13 tỷ đồng).

Riêng Dự án VSIP Nghệ An, sau 5 năm đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp ở Nghệ An, đã thu hút được 26 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 300 triệu USD, trong đó có 11 doanh nghiệp FDI và dự kiến thu hút hơn 22 nghìn lao động. Hiện tại, đã có 11 doanh nghiệp đi vào hoạt động và 6 Dự án đang triển khai xây dựng tại đây. Mặc dù, trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, song Nghệ An đã thu hút được các dự án FDI rất triển vọng với vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. Đây là tín hiệu đáng mừng,

51

là động lực để trong thời gian tới, tỉnh nghệ An tiếp tục nỗ lực, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư với tinh thần cùng đồng hành với nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư thuận lợi triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an giai đoạn 2021 2026 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)