Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an giai đoạn 2021 2026 (Trang 33 - 36)

4. Kết cấu khóa luận

1.4.3. Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế

Đối với bất kì một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay nước đang phát triển thì để phát triển đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ta tài sản mới cho nền kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc ở nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, có tỉ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn lớn để phát triển kinh tế. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Hoạt động đầu tưu nước ngoài là kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế, trên cả góc độ vĩ mô và vi mô. Trên góc độ vĩ mô, FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người, là khía cạnh để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trên góc độ vi mô, FDI có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, vấn đề lưu chuyển lao

27

động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Đầu tư nước ngoài là một nhân tố vô cùng quan trọng, khẳng định rõ vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, bổ sung vốn trong nước, tiếp thu công nghệ và bó quyết quản lý, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Trong thời gian qua, những dự án đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng trong sự hình thành và phát triển nền kinh tế xã hội. Đây là một trong những động lực chính thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các dự án đầu tư vào khu vực đô thị đã góp phần chỉnh trang đô thị, hình thành diện mạo mới, hiện đại cho khu vực đô thị, phải kể đến thành phố Vinh, Thị Xã Cửa Lò, Diễn Châu,… khi nhắc đến tỉnh Nghệ An. Từ những dự án đầu tư đó, đã hình thành nên nhiều hệ thống như ngân hàng, trung tâm thương mại dịch vụ, hệ thống hạ tâng du lịch, và nhiều cơ sở hạ tầng cao cấp khác như sân golf, khách sạn chuẩn 5 sao, và các khu nghỉ dưỡng khác,…Thêm vào đó các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng làm thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất khẩu, theo đó thì kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Nghệ An cũng tăng đáng kể trong nhiều lĩnh vực như xuất khẩu dệt may, linh kiện điện tử, đồ chơi,… năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Nghệ An đạt 1.123 triệu USD,giảm 2% so với năm 2019, đạt 93,6% kế hoạch năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu đạt 735 triệu USD, giảm 5,9% so với năm 2019, vượt 3,5 % so với kế hoạch năm 2020 đề ra.

Nguồn vốn đầu tư FDI còn đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách như Bia Sài gòn – Sông Lam, Bia Hà Nọi,….Đặc biệt một số dự án với nguồn đầu tư lớn trong năm 2021 sẽ là điểm sáng trong đóng góp vào ngân sách khi đi vào hoạt động như trong quý I/2021, Việt Nam đã cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh vốn cho khá nhiều dự án quy mô lớn. Lớn nhất là Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD, tại Long An. Tiếp theo là Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD, tại Cần Thơ. Bên cạnh đó, còn có Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD; Dự án Chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD. Đặc biệt, đầu năm nay,

28

còn có Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang. Đây là dự án có ý nghĩa rất lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Một điểm tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong quý đầu năm, đó là vốn giải ngân ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho hầu hết người dân ở địa phương, nâng cao mức thu nhập giúp người dân nâng cao mức sống hơn. Hơn hết hạn chế được người dân đi làm xa tại các KCN của các tỉnh phía Bắc, Nam….

Một số dự án công nghệ cao của tỉnh Nghệ An cũng được chú trọng đó là chăn nuôi và chế biến sữa công nghiệp tập trung TH, tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu và thực phẩm chức năng công nghệ cao,.. thêm vào đó các cơ sở xã hội hóa về lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục cũng được hình thành và phát triển hơn.

29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an giai đoạn 2021 2026 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)