Định hướng thu hút FDI của các tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an giai đoạn 2021 2026 (Trang 76 - 78)

4. Kết cấu khóa luận

3.2. Định hướng thu hút FDI của các tỉnh Nghệ An

Trong xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang diễn ra sôi động này, Nghệ An được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng hấp dẫn để đón nhận dòng vốn dịch chuyển đó. Các doanh nghiệp Đài Loan mong muốn nắm bắt những thông tin tổng quan, đầy đủ về tiềm năng, cơ hội và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An để không chỉ Nghệ An có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư có chất lượng, hiệu quả hơn nữa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà nói riêng và Việt Nam nói chung.

Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hấp dẫn hơn nữa giữa các nhà đầu tư Đài Loan với tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Đánh giá cao vị thế, tiềm năng của các nhà đầu tư Đài Loan, Nghệ An mong muốn các tập đoàn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan hãy đến tìm hiểu, xúc tiến đầu tư nhiều hơn nữa vào tỉnh nhà, bởi đây là địa bàn động lực phát triển kinh tế của khu vực Bắc Trung bộ, với các lợi thế có sẵn như diện tích tự nhiên lớn, nhân lực có tay nghề dồi dào, đặc biệt hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ có cả đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển và đường thuỷ nội địa.

Trong đó, trọng tâm thu hút đầu tư là Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp, trong đó ưu tiên vào 3 khu công nghiệp gồm: VSIP, WHA và Hoàng Mai I. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 95 dự án FDI đang hoạt động với tổng số vốn lên đến trên 1,4 tỷ USD, của một số tập đoàn lớn đến từ Hồng Kông, Đài Loan. Tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, điện tử với những thương hiệu lớn như Luxshare - ICT, Goertek, Everwin, Ju Teng. Nghệ An đang tập trung triển khai lập quy hoạch

70

tỉnh, hoàn thiện bổ sung, sửa đổi các ưu đãi về hỗ trợ đầu tư, giá tiền thuê đất cho nhà đầu tư mang tính cạnh tranh nhất; sửa đổi chính sách hỗ trợ nhà đầu tư. Việt Nam là thị trường tiềm năng của Đài Loan. Doanh nghiệp Đài Loan đã đầu tư thành công vào Việt Nam từ năm 1990, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực gia công sản phẩm và hiện nay là làn sóng thứ 2. Nhiều nhà máy lớn của Đài Loan đã mở rộng đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử. Theo thống kê, các doanh nghiệp sản xuất điện tử của Đài Loan tại Việt Nam sẽ mở rộng đầu tư thêm 2 tỷ USD vào năm 2021. Trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có sự chuẩn bị tốt các điều kiện để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư. Có được những thành quả này là do sự đóng góp của nhiều nhân tố, có thể kể đến đó là kết cấu hạ tầng được cải thiện, công tác xúc tiến đầu tư chủ động và thực hiện cải cách thủ tục hành chính tích cực, có nhiều chính sách tạo môi trường đầu tư thông thoáng

Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư bằng cách trực tiếp gặp gỡ, đàm phán với các tập đoàn kinh tế lớn trong khu vực ASEAN, châu Úc, châu Á… Hiệu quả của các cuộc đàm phán song phương đã tạo điểm sáng cho Nghệ An được các nước trên thế giới quan tâm, ủng hộ, tạo đà cho việc thu hút nguồn vốn FDI vào đầu tư.

Khảo sát cho thấy, tuy đã đạt được những điểm sáng nổi bật, song công tác thu hút đầu tư ở Nghệ An thời gian qua vẫn chưa đáp ứng triệt để yêu cầu đặt ra. Trên địa bàn tỉnh vẫn thiếu quỹ đất sạch; một số thủ tục hành chính còn rườm rà, kéo dài. Nhiều dự án trọng điểm của Tỉnh đang bị vướng mắc các thủ tục nên tiến độ triển khai chậm hoặc chưa triển khai được. Mặt khác, kết cấu hạ tầng trên địa bàn chưa hoàn thiện đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông. Ngoài ra, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công tác xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại có nhiều thay đổi, tiến độ thực hiện nhiều dự án trên địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong thời gian tới, Nghệ An cần đặc biệt chú trọng đổi mới cơ chế, chính sách, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, sạch, quản trị hiện đại, không đánh đổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Tỉnh xác định, cần có cơ chế, chính sách riêng đối với các nhà đầu tư đã và đang hoạt động hiệu quả. Đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư tại các khu công nghiệp đã có cơ sở hạ tầng, có mặt bằng thông qua việc xây dựng, điều chỉnh giá thuê đất phù hợp thực tiễn của địa

71

phương, có tính cạnh tranh cao. Tăng cường hướng dẫn, giải đáp các chính sách thuế, thủ tục nộp thuế. Định kì hằng tháng kiểm tra, giám sát, họp bàn giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm, để kịp thời xử lý, bảo đảm các dự án hoạt động hiệu quả, nhằm củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Nghệ An.

Có thể nói, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn vốn FDI đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, tăng thu ngân sách, tạo việc làm cho người lao động. Nghệ An được nhiều nhà đầu tư đánh giá có những giải pháp hiệu quả, chính sách cởi mở, hứa hẹn sẽ là điểm lựa chọn hấp dẫn cho các DN.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an giai đoạn 2021 2026 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)