Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 31 - 34)

1. Giá trị hợp đồng xuất khẩu 1000 4,684 5,775.32 13,

1.5.1.Thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là các nước có nhu cầu nhập khẩu của các sản phẩm may mặc có chất lượng cao như áo Jacket, áo sơ mi, quần áo thể thao, găng tay, các sản phẩm thêu…Có thể kể đến những khách hàng thường xuyên như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Tây Ban

Nha…đây là những thị trường hấp dẫn, phong phú có nhu cầu đa dạng và ổn định.

Có thể cụ thể về các thị trường tiêu thụ qua các bảng sau:

Bảng 2.4: Thị trường tiêu thụ của công ty

STT Mặt hàng Thị trường tiêu thụ

1 Áo Facket

Mỹ, Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Pháp,Italia, Canada, Phần Lan, các thị truờng khác

2 Quần áo các loại Mỹ, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc 3 Áo Gông, áo váy Mỹ, Đức

4 Sơmi Mỹ, Đức, Tây Ban Nha 5 Mũ nữ Hà Lan

6 Áo thun Mỹ 7 Quần áo bơi Nhật 8 Quần áo trẻ em Nhật

9 Quần áo thể thao Nhật, các thị trường khác

10 Găng gôn Anh, Hà Lan, Phần Lan, Nam Phi, Canada 11 Gàng đông Hàn Quốc, Đức

12 Thêu Các thị trường

(nguồn: phòng kế hoạch và phát triển thị trường)

Qua bảng trên ta có thể thấy khách hàng chủ yếu là Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc..

Thứ nhất: Thị truờng Mỹ đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn nhất nhưng cũng là thị trường rất khó tính, luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hoá và đôi khi có những điều kiện rất oái oăm đối với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và đối với các sản phẩm may mặc nói riêng, gây khó dễ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay, Mỹ đang là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.Bên cạnh đó Việt Nam đã gia nhập WTO, dệt may Việt Nam từ chỗ bị khống chế theo hạn ngạch vào thị trường Mỹ thì nay đã được phép xuất theo năng lực và nhu cầu thị trường. Với quy

doanh bình đẳng

Thị trường Mỹ đã chấp nhận sản phẩm may mặc của công ty may Chiến Thắng với kim ngạch xuất khẩu lên tới 3,311,014 USD cho trị giá gia công và 4,799,968 USD cho trị giá FOB chiếm hơn 45% tồng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2006.Đây là một kết quả đáng khích lệ.Song các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ do tính phức tạp trong hệ thống luật pháp của Mỹ.Chính vì vậy khi định hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần tập trung tìm khả năng tiếp cận thị trường trên cơ sở nghiên cứu các quy định, luật thương mại được Mỹ áp dụng, liên kết với các nhà đầu tư Mỹ trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Một số trở ngại nữa cho chúng ta là phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Mêhicô...không chỉ bởi các nước này có bề dày xuất khẩu vào Mỹ mà còn được Mỹ dành cho các ưu đãi đặc biệt trong khi khả năng cạnh tranh của chúng ta còn thấp và ít được hưởng các ưu đãi trong xuất khẩu.

Thứ hai là thị trường EU.Với vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Chiến Thắng sang EU chỉ đạt 822,313 USD trị giá gia công và 1,285,178 USD theo trị giá FOB.Theo các chuyên gia Vụ Xuất nhập khẩu, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam.Tuy nhiên, việc mất giá của đồng đôla Mỹ so với đồng euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2008, EU cũng sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho

việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa.

Thứ ba là thị trường Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 các sản phẩm của Việt Nam (sau Mỹ và EU), đồng thời Việt Nam cũng đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và EU) trong các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật. Trong những năm gần đây, tuy không tạo được sự tăng đột biến, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật vẫn duy trì được mức tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận định, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó khăn về cạnh tranh trong thời gian tới.Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật năm 2006 là 479,599 USD theo trị giá gia công và 1,278,254 USD theo trị giá FOB.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 31 - 34)