Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần may Chiến Thắng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 44 - 46)

3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

3.1.3.Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần may Chiến Thắng

Mỹ là một thị trường lớn hấp dẫn do vậy các sản phẩm của công ty cổ phần may Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường Mỹ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nước trên thế giới cũng như các đối thủ cạnh tranh trong nước.

Trên thị trường Mỹ hàng dệt may Việt Nam chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các nước sản xuất dệt may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Bangladest, Campuchia và Ấn Độ.... Trong đó, có những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu như Trung Quốc và Ấn Độ.Đây là một trong những đối thủ có tầm cỡ quốc tế. Sản phẩm của họ nổi tiếng về đẹp hình thức, chất lượng cao và có lợi thế về giá.

Một đối thủ quan trọng chiếm thị phần lớn ở Mỹ về dệt may trong những năm gần đây là Trung Quốc.Kinh tế Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế siêu cường, có tầm ảnh hưởng toàn cầu cũng như với mỗi quốc gia. Đây là nước nổi tiếng với mặt hàng đẹp phong phú nhiều chủng loại mà lại giá rẻ. Mặt khác do Việt Nam tham gia vào thị trường chậm hơn họ nên không có nhiều kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết về thị trường Mỹ như thế. Chúng ta chưa được biết đến nhiều cũng như chưa có uy tín đối với khách hàng Mỹ. Một điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam là vẫn chưa đáp ứng đựơc nhu cầu về nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất. Đó là một trong những nguyên nhân làm giá thành hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao so với các đối thủ cạnh tranh, riêng so với Trung Quốc cao hơn 7-10% tuỳ các chủng loại. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

* Các đối thủ cạnh tranh trong nước:

Không chỉ chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tầm cỡ quốc tế đã nêu ở trên, mà công ty còn phải chịu áp lực cạnh tranh ở trong nước vì ở trong nước cũng có rất nhiều doanh nghiệp cũng sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc giống sản phẩm của công ty và họ đều là đối thủ cạnh tranh của công ty. Hiện nay cả nước có hơn 190 doanh nghiệp dệt may Nhà nước trong đó có hơn 120 doanh nghiệp may và 70 doanh nghiệp dệt. Bên cạnh đó có hơn 800 công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh

dệt may. Có thể nói đây là một số lượng không nhỏ, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước rất mạnh mẽ, nổi bật là các công ty như: May 10, may Việt Tiến, may Thăng Long, may An Phước, may Hải Phòng, may Hồ Gươm, may Nhà Bè, may Thái Tuấn…

Các công ty này đều chuyên sản xuất, kinh doanh may mặc có quy mô tương đối lớn, mặt hàng kinh doanh của họ rất đa dạng và phong phú. Một điểm mạnh của họ là thương hiệu của các công ty này được người tiêu dung biết đến và rất yêu thích, đặc biệt là người tiêu dùng trong nước biết đến nhiều hơn so với công ty cổ phần May Chiến Thắng rất nhiều, mà giá cả của họ lại tương đương như của công ty.

Như vậy có thể nói sự cạnh tranh sẽ càng gay gắt đối với công ty cổ phần May Chiến Thắng cả ở trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 44 - 46)