Chính sách giá xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 46 - 47)

3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

3.2.2.Chính sách giá xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng

Công ty cổ phần may Chiến Thắng đã áp dụng một chính sách giá linh hoạt cao nhằm thúc đẩy tiêu thụ và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu. Công ty thực hiện các biện pháp chiết khấu để khuyến khích các thành viên trong kênh như:

− Chiết khấu thương mại: công ty đảm bảo một tỷ lệ chiết giá hợp lý cho các trung gian thương mại.

50-100 5

101-150 7

151-200 10

201-250 15

251-500 20

( Nguồn: phòng kế hoạch và phát triển thị trường)

− Chiết khấu theo đối tượng mua của công ty: được áp dụng cho những đối tượng khách hàng truyền thống của công ty.

− Chiết giá theo mùa vụ: Nếu là hàng trái vụ sẽ đưa ra giá ưu đãi để khuyến khích khách hàng, đồng thời tránh tình trạng tồn kho gây ứ đọng vốn.

− Về giá thành sản phẩm của công ty: Giá thành chịu ảnh hưởng lớn bởi giá lao động, giá nguyên vật liệu và các yếu tố khác. Theo các nhà mua hàng đến từ Mỹ thì giá lao động dệt may ở Việt Nam dao động từ 28-48 USD một tháng là rất cạnh tranh so với giá lao động ở Trung Quốc là 78 USD, nhưng hiệu quả của các nhà máy Việt Nam chỉ bằng 60% so với Trung Quốc. Từ đó làm cho giá thành các sản phẩm dệt may của Việt Nam cao hơn của Trung Quốc từ 7-10% tuỳ theo từng mặt hàng. Mặt khác do phải nhập nguyên vật liệu là chủ yếu nên giá thành của sản phẩm cũng bị dội lên.

Như vậy so với các đối thủ cạnh tranh trong nước thì giá thành các sản phẩm của công ty là tương đương nhưng so với các đối thủ ở nước ngoài như Trung Quốc thì giá cả của công ty không mang lại tính cạnh tranh bằng họ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 46 - 47)