Môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 40 - 43)

3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

3.1.1. Môi trường quốc tế

3.1.1.1. Môi trường kinh tế:

Mỹ là một cường quốc kinh tế mạnh nhất trên thế giới do đó Mỹ có vị trí đặc biệt quan trọng và chi phối nền kinh tế thế giới với một tiềm lực tài chính mạnh Mỹ có ảnh hưởng lớn đến nhiều tổ chức kinh tế như ngân hàng thế giới ( WB), quỹ tiền tệ thế giới (MFN), tổ chức thương mại quốc tế (WTO)…sự thịnh vượng hay suy thoái của nền kinh tế Mỹ sẽ kéo theo sự phát triển hay khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu.

Trong những năm 90 nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhanh nhưng sau sự kiện 11-9-2001 nền kinh tế Mỹ bắt đầu khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã tìm mọi cách để vượt qua khủng hoảng nhằm tiếp tục duy trì vị trí độc tôn của mình.

Hoạt động ngoại thương của Mỹ rất phát triển người ta nói rằng nước Mỹ giàu lên nhờ vào hoạt động ngoại thường. Mỹ là một nước xuất siêu các mặt hàng mà Mỹ xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao tiên tiến bậc nhất thế giới cũng vì vậy mà nó đem lại lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế Mỹ. Người Mỹ tự hào rằng họ chỉ xuất khẩu những gì thế giới không sản xuất được. Các công ty làm ăn phát đạt nhất thế giới thường là các công ty của Mỹ. Xuất siêu nhưng Mỹ cũng là một nước nhập siêu. Mỹ chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng có giá trị thấp cần sử dụng nhiều lao động như thuỷ sản, dệt may, giày dép…với cơ cấu chủng loại đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đây là điều kiện thuận lợi để các quốc gia kể cả những nước đang phát triển như Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ.

khs ổn định và cũng được sử dụng ở trên nhiều nước vì vậy mà nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế.

Hệ thống hạ tầng cơ sở của Mỹ thì lại rất hiện đại từ hệ thống giao thông vận thông, hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, dịch vụ ngân hàng…rất phát triển. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch thương mại quốc tế.

3.1.1.2. Môi trường chính trị

Mỹ là quốc gia theo chế độ cộng hoà dân chủ tư sản tổng thống và được tổ chức theo chế độ "tam quyền phân lập". Quyền lập pháp được trao cho Quốc hội, quyền hành pháp do thủ tướng và quyền tư pháp do tối cao pháp viện.

Mỹ là nước có đa Đảng nhưng trên thực tế chỉ có hai Đảng là Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà thay nhau lên nắm quyền. Nhưng cho dù là Đảng nào cầm quyến thì cũng chung một mục tiêu là củng cố địa vị thống nhất thế giới của nước Mỹ, do đó mọi chính sách của Mỹ đều nhằm đưa Mỹ thành một cường quốc mạnh về kinh tế, chính trị…

Môi trường chính trị của Mỹ khá ổn định. Mặc dù nạn khủng bố vẫn đnag hoành hành mà đỉnh cao là sự kiện 11-9-2001. Tuy nhiên Chính phủ Mỹ vẫn có thể kiểm soát được những biến động về chính trị điều đó giúp các doanh nghiệp an tâm sau khi tạo dựng mối quan hệ kinh tế với Mỹ.

3.1.1.3. Môi trường luật pháp

Mỹ sử dụng hệ thống Commonlaw. Đây là hệ thống luật bất thành văn mà việc áp dụng nó được dựa vào án lệ. Các Toà án là người xây dựng luật, vừa là người thi hành luật. Do đó, không có một hệ thống các điều luật mà chỉ có các án lệ. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu luật pháp Mỹ.

Hệ thống luật pháp gồm có công pháp và tư pháp. Công pháp được cụ thể hoá bằng các văn bản như Hiến pháp, đạo luật…còn tư pháp thì dựa vào các án lệ, ở Mỹ không có sự phân biệt giữa luật thương mại và luật dân sự.

Mỹ gồm có nhiều bang có nhiều hệ thống luật khác nhau. Vì vậy luật pháp nước Mỹ rất phức tạp. Để hiểu rõ nó là việc không hề đơn giản nhất là đối với những nước mới xâm nhập vào thị trường này như Việt Nam. Chính sự thiếu rõ ràng, minh bạch của hệ thống luật pháp Mỹ mà đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mà tính hiệu lực của luật pháp Mỹ lại rất cao. Do đó với kinh nghiệm còn thiếu, hiểu biết luật pháp còn non kém các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ bị vi phạm mà khi không biết, gây những hậu quả nghiêm trọng.

3.1.1.4. Môi trường xã hội

Mỹ là quốc gia có dân số đông trên thế giới ( khoảng 290 triệu dân). Đây cũng là một trong những thị trường tiêu thụ lớn và đầy hấp dẫn. Mà xã hội Mỹ lại là xuất khẩu tiêu dùng. Người dân Mỹ rất thích mua sắm, nhiều khi rất lãng phí. Họ giành phần lớn thu nhập cho tiêu dùng. Chính điều này tạo động lực kích thích sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu phát triển.

Vì thói quen tiêu dùng: người tiêu dùng Mỹ đặc biệt thích mua hàng hiệu và họ rất tin vào hệ thống đại lý bán lẻ, các nhà phân phối có uy tín. Do đó hệ thống này phát triển dày đặc ở Mỹ. Họ đảm bảo cho hàng hóa về chất lượng, các dịch vụ sau bán. Vì vậy hàng hóa muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ đặc biệt là các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường này thì phải lựa chọn được nhà phân phối có uy tín thì mới mong thành công.

Người Mỹ lại bị chi phối rất nhiều bởi ấn tượng ban đầu đối với sản phẩm khi mua sắm nên họ có ấn tượng xấu về một sản phẩm nào đó thị sản phẩm đó khó có thể được tiêu dùng lại. Do đó việc xây dựng uy tín tạo dựng ấn tượng ban đầu cho người tiêu dùng về sản phẩm là rất quan trọng. Ngoài ra thì người tiêu dùng Mỹ hay có tâm lý nôn nóng, nóng vội nhưng chóng chán. Do đó để giữ chân được họ thì các doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, luôn tự làm mới mình. Chính sự thuận tiện nhưng lại độc đáo của hàng hóa sẽ được người tiêu dùng Mỹ ưa thích.

chỉnh. Đó cũng là yêu cầu đối với đối tác kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiêp phải biết giữ chữ "tín" và cũng phải tôn trọng và chấp hành luật pháp.

3.1.1.5. Môi trường công nghệ:

Mỹ là nước đi đầu thế giới về nghiên cưú khoa học. các phát minh sáng chế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật có một số lớn là ở nước Mỹ. Vì Mỹ có rất nhiều nhà khoa học từ khắp thế giới tập trung ở Mỹ. Chính điều đó đã giúp nước Mỹ có những bước tiến lớn trong quá trình phát triển bỏ xa các nước khác. Đặc biệt là sự phát minh ra Internet đã châm ngòi cho cuộc bùng nổ của Mỹ cách mạng về thông tin và truyền thông. Internet đã trở thành phương tiện truyền thông không thể thiếu được giữa các quốc gia và nó đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn với thương mại. Sự ra đời và phát triển thương mại điện tử là một ví dụ điển hình về những ảnh hưởng đó.

Trong một môi trường công nghệ tiên tiến, hiện đại nên các tiêu chuẩn công nghệ của Mỹ đối với các sản phẩm nhập khẩu cũng rất chặt chẽ như tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh, tiêu chuẩn dây chuyền công nghệ…Đây cũng là một rào cản đối với các hàng hoá của Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w