Nâng cao trình độ chuyên môn người lao động:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 63 - 65)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MAY

2.1.3.Nâng cao trình độ chuyên môn người lao động:

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết được thể hiện ở trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Sự yếu kém, cứng nhắc, thiếu kinh nghiệm trong quản lý đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó nâng cao trình độ quản lý cần phải được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, kể cả đối với các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những kế hoạch cụ thể như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên nhằm nâng cao năng lực, trình độ, tay nghề tạo tiền đề năng suất lao động. Nhất là đối với công ty cổ phần may Chiến Thắng, một công ty chú trọng đến kinh doanh quốc tế, đòi hỏi nhân viên đặc biệt là những người trực tiếp làm việc đối với đối tác nước ngoài cần có trình độ ngoại ngữ thành thạo bên cạnh đó là năng lực và kinh nghiệm làm việc cũng rất quan trọng cần phải được quan tâm. Tất cả các nhân viên cần phải trau dồi vốn ngoại ngữ kể cả đối với ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Vì nếu phải sử dụng người phiên dịch thì không những tốn kém mà thông tin truyền đạt không biết có được chính xác hay không nữa, lại bất tiện mà lại ở thế bị động khi đàm phán với đối tác nước ngoài.

Hiện nay việc thu hút người lao động có chuyên môn cao làm việc cho ngành dệt may nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng gặp rất nhiều

tỷ lệ không cao nhất là trong điều kiện kinh doanh quốc tế cần có nhiều nhân viên giỏi. Một trong những nguyên nhân là lương cho nhân viên ngành dệt may còn quá thấp so với các ngành khác. Sự thăng tiến cũng như môi trường làm việc cũng không tốt bằng. Do đó khó thu hút được những người lao động có chuyên môn cao.

Đối với những người lao động trực tiếp cũng như vậy. Công việc của họ gò bó, cần sự cẩn thận, khéo léo và tập trung cao…nhưng môi trường làm việc nhiều khi không đảm bảo an toàn vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động (bụi, tiếng ồn…) Lương của họ nhận được lại thấp. Vì vậy để thu hút và khuyến khích người lao động làm việc tăng năng suất thì công ty cần phải cải thiện môi trường làm việc, đồng thời có chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ một cách thích hợp và kịp thời. Một kế hoạch đào tạo, đào tạo lại người lao động cần được làm thường xuyên để nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng làm việc. Bên cạnh đó để khuyến khích người lao động làm việc tích cực, tăng năng suất lao động thì doanh nghiệp cần có những chính sách trả lương thích hợp. Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, có tích luỹ kế. Điều đó nhiều khi sẽ làm cho người lao động chạy theo số lượng và không chú ý đến chất lượng sản phẩm. Để khắc phục hạn chế này doanh nghiệp cần có chế độ giám sát hoạt động của những người lao động nói chung và nhất là những lao động trực tiếp nói riêng một cách chặt chẽ, khoa học bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể để hưóng dẫn người lao động làm việc tốt hơn.

Công nghệ may có rất nhiều quy trình, công đoạn khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết đến nhau, sản phẩm của khâu nọ lại là đầu ra của khâu tiếp theo. Vì vậy doanh nghiệp cần có sự phân công lao động hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường của người lao động để đảm bảo dây truyền sản xuất được tiến hành liên tục không bị gián đoạn. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng khâu để làm cơ sở cho công tác giám sát, đánh giá có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời. Mỗi khâu sẽ có một bộ phận giám sát. Khi hàng hoá xuất kho

khắc phục ở khâu đó. Như vậy sẽ đảm bảo hơn cho sản phẩm và năng lực của các cá nhân khi họ chuyên môn hoá sản xuất theo từng khâu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 63 - 65)